Trang chủ
> Lớp 9
> Soạn Văn 9 (ngắn nhất)
> Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
(Trang 36 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhân vật chàng rể...
Nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự vì không để ý đến tình huống giao tiếp cụ thể. Anh chàng đã ân cần hỏi thăm, diễn tả sự quan tâm nhưng lại không đúng lúc làm vất vả thêm cho người được hỏi han.
→ Bài học: Áp dụng phương châm hội thọai cần xem xét tính phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Câu 1 (Trang 37 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong các ví dụ về phương châm hội thoại đã phân tích, chỉ có tình huống trong truyện “Người ăn xin” là tuân thủ phương châm lịch sự, còn lại đều không.
Câu 2 (Trang 37 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của Ba không đáp ứng chính xác nhu cầu thông tin. Phương châm về lượng đã không được tuân thủ, An hỏi “năm nào” cụ thể nhưng Ba chỉ giải đáp chung chung “đầu thế kỉ XX”. Có thể vì Ba cũng không biết câu trả lời chính xác.
Câu 3 (Trang 37 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Có thể không tuân thủ phương châm về chất. Bác sĩ làm vậy bởi vì trong một số tình huống nhất định, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và nghị lực sống thì mới có khả năng chữa bệnh. Nếu nói thật về tình trạng sức khỏe tồi tệ, rất có thể sẽ làm cho bệnh nhân mất niềm tin, không còn nghị lực cũng như cơ hội khỏi bệnh là rất thấp.
- Một số tình huống giao tiếp khác: chiến sĩ bị bắt vào tay giặc, gián điệp bị bắt.
Câu 4 (Trang 37 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Về nghĩa nổi, nghĩa hiển ngôn, câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem lại thông tin mới, tức là không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng xét nghĩa hàm ý, thì câu này chứa nội dung thông tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là tất cả, có nhiều thứ khác còn quan trọng và quý giá hơn tiền bạc.
Luyện tập
Câu 1 (Trang 38 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của ông bố đã không tuân thủ phương châm cách thức. Đứa trẻ 5 tuổi còn chưa đọc sõi chữ khong thể biết được đâu là cuốn sách “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”, với đứa trẻ thì đó là thông tin mơ hồ.
Câu 2 (Trang 38 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc vi phạm phương châm lịch sự như vậy không có lí do chính đáng vì chúng với lão Miệng rõ ràng là có mối quan hệ khăng khít với nhau.