Trang chủ
> Lớp 9
> Soạn Văn 9 (ngắn nhất)
> Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
(Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1): Đọc các đề bài sau...
a. Các đề bài đã đưa ra đều có đặc điểm chung là những sự việc, hiện tượng tốt thì khen ngợi, biểu dương; những sự việc, hiện tượng không tốt thì phê bình, nhắc nhở. Các đề thường có mệnh lệnh làm bài: Nêu nhận xét, Nêu ý kiến, Bày tỏ thái độ...
b. Đề bài tương tự:
- Nêu nhận xét, suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá trong trẻ vị thành niên ở Việt Nam những năm gần đây.
- Xã hội nước ta hiện còn nhiều trẻ em lang thang vùng xâu vùng xa không được đến trường, chịu nhiều thiệt thòi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
Hành động của Phạm Văn Nghĩa đã khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”:
- Nghĩa là người biết thương mẹ, em luôn giúp đỡ mẹ lo việc đồng áng.
- Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
- Nghĩa là người có óc sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
- Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học cách lao động, học áp dụng những tri thức vào cuộc sống.
2. Lập dàn bài
Các em đọc kĩ gợi ý và dàn bài trong Sách giáo khoa để viết bài.
Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4, mục I.
Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh... )
Thân bài:
- Con người và thái độ học tập: Nhà nghèo, không được đến trường nhưng vẫn học giỏi, ông rất coi trọng việc học.
- Có lòng tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.
Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và giàu lòng tự trọng.