Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
Đề 1: Kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
Mở bài:
- Trong cuộc sống, ai cũng từng có sai lầm.
- Với tôi, sai lầm đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
Thân bài:
- Một lần tới nhà bạn học nhóm, tôi vô tình nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn.
- Cầm cuốn nhật ký trên tay, nội tâm tôi đấu tranh nên xem hay không?
- Cuối cùng không chiến thắng nổi sự tò mò, tôi quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem -- Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Tình cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?...
- Kể lại tâm trạng: Tôi hiểu bạn, nhận ra nhiều điều, tôi tự trách bản thân mình, hối hận vì hành động vội vàng, vô văn hóa của mình, thấy hổ thẹn, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
Kết bài:
- Tình cảm với người bạn sau sự việc ấy.
- Rút ra bài học về cách ứng xử cho bản thân.
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
I. Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về cuộc gặp gỡ.
- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ.
Thân bài:
- Kể lại hoàn cảnh được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi tình cờ gặp gỡ và được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa... )
- Miêu tả chân dung người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ... )
- Kể lại nội dung cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
+ Những năm tháng chống Mỹ ác liệt khi bác tài xế trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Những gian khó, hiểm nguy mà bác và đồng đội phải đối mặt: sự ác liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.
+ Tinh thần quả cảm, về tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.
- Cảm nghĩ của bản thân.
Kết bài:
- Chia tay người lính lái xe.
- Cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
I. Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu về không khí tưng bừng chào đón ngày 20 - 11 ở trường lớp.
- Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm chẳng thể nào quên.
Thân bài:
- Giới thiệu về kỉ niệm đó.
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong cảnh ngộ nào, thời gian nào?...
+ Kể lại hoàn cảnh, tình huống xảy ra câu chuyện (kết hợp giữ nghị luận và miêu tả nội tâm)
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy (cô) giáo nào? Người thầy (cô) đó như thế nào?
+ Ngoại hình, tính cách, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học trò đối với thầy cô.
- Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện bắt đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là cao trào của câu chuyện?...
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc như thế nào
- Câu chuyện kết thúc ra sao? Sau câu chuyện em có suy nghĩ gì: Câu chuyện đã để lại cho em những bài học sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn và trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm đẹp, bài học đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
II. Bài văn mẫu
Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 – 12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
I. Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về cuộc gặp gỡ đó.
- Em thay mặt cho các bạn phát biểu ý kiến.
Thân bài:
- Địa điểm của cuộc gặp gỡ? Cuộc gặp gỡ đó diễn ra ở đâu, như thế nào?
- Tại buổi gặp đó, em đã phát biểu những suy nghĩ gì?
+ Về những gian khó, hiểm nghuy, vất vả của thế hệ cha anh.
+ Về tinh thần quả cảm, kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh.
+ Niềm tự hào về thế hệ cha anh.
+ Bổn phận của bản thân với đất nước.
Kết bài:
- Suy nghĩ của em về cuộc gặp gỡ.
- Bài học cho bản thân.
II. Bài văn mẫu
Bài trước: Ôn tập phần Tiếng Việt - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Người kể trong văn bản tự sự - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1