Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (ngắn nhất) > Phép phân tích và tổng hợp - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Phép phân tích và tổng hợp - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
(Trang 9 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc văn bản sau...
a. Các dẫn chứng trong đoạn đầu nhằm rút ra nhận định về vấn đề “ăn mặc chỉnh tề”, đó là sự đồng bộ, hài hòa giữa quấn áo với giày, tất… bằng cách lập luận phân tích với hai luận điểm chính:
- Cách ăn mặc phải phù hợp với tùy công việc, tùy hoàn cảnh.
- Ăn mặc còn phải phù hợp với đạo đức, giản dị và hài hòa với môi trường sống.
b. Bài viết đã sử dụng phép lập luận tổng hợp để “chốt” lại vấn đề “Thế mới biết, trang phục phù hợp với văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”. Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn, cuối bài.
Luyện tập
Kĩ năng phân tích trong bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm:
Câu 1 (Trang 10 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích luận điểm Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn bằng lập luận và các lí lẽ:
- Học vấn là thành tựu tích lũy của nhân loại được lưu trữ và truyền lại thông qua sách.
- Muốn tiến bộ thì phải nắm vững các tri thức được lưu truyền.
- Nếu bỏ đi hết các thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chúng ta có thể sẽ trở lại vạch xuất phát, trở thành kẻ lạc hậu.
Câu 2 (Trang 10 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích những lí do phải lựa chọn sách để đọc:
- Nhiều loại sách khiến cho người ta đọc không chuyên sâu, tạo thói xấu hư danh, hời hợt.
- Dễ phí phạm thời gian vào những cuốn sách không có giá trị, dễ bị lạc hướng.
Câu 3 (Trang 10 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích tầm quan trọng của phương pháp đọc sách:
- Sách là con đường tiếp cận kiến thức một cách nhanh nhất.
- Đọc sách mà không lựa chọn thì đọc không xuể, kém hiệu quả.
- Đọc nhiều mà không chịu nghiền ngẫm thì cũng không ích lợi gì.
Câu 4 (Trang 10 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vai trò của việc phân tích trong lập luận:
- Làm rõ luận điểm và làm tăng sức thuyết phục.
- Giúp cho người đọc, người nghe nhận thức đúng và hiểu đúng vấn đề.