Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (ngắn nhất) > Chương trình địa phương phần tiếng việt - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Chương trình địa phương phần tiếng việt - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Câu 1 (Trang 175 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. Chỉ sự vật, hiện tượng... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân:
- Móm: là lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm hay các loại thức.
- Nhút: là món ăn làm bằng xơ mít và một số thứ khác, được dùng nhiều ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
- Đước: là loại cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm:
Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
BátĐọiChén
MẹMẹ
BốCha, BoBa, Tía
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa:
Từ ngữPhương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
HòmDụng cụ để đựng đồQuan tàiQuan tài
BổCó íchNgã
MắcTreo lênBậnĐắt
Câu 2 (Trang 175 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Có các từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác.
- Điều đó thể hiện Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.
Câu 3 (Trang 175 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Từ ngữ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân trong trường hợp (1. b), (1. c):
(1. b): cá quả, lợn, ngã.
(1. c): ốm
=> Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.
Câu 4 (Trang 176 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Các từ từ ngữ địa phương xuất hiện trong bài Mẹ Suốt là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, nói cứng, kín mình. Các từ ngữ này thuộc phương ngữ miền Trung.
→ Giúp làm rõ nét những đặc trưng mang tính chất địa phương của nhân vật trong văn học, làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.