Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (ngắn nhất) > Viết bài tập làm văn số 5 - Văn nghị luận - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Viết bài tập làm văn số 5 - Văn nghị luận - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Đề 1: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu nghĩ suy của em về Người.

I. Dàn ý

Mở bài: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Bác là niềm tự hào của người dân và đất nước Việt Nam.

Thân bài:

- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng giải phóng dân tộc:

+ Bác đã hoàn thành sứ mạng của mình với dân với nước một cách xuất sắc: lãnh đạo nhân dân kháng chiến, chiến thắng cuộ xâm 2 cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

+ Bác là người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, chỉ đường dẫn lối cho sự nghiệp tranh đấu giải phóng dân tộc.

+ Bác trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bác đã cống hiến cả đời mình cho lí tưởng và cho nền độc lập dân tộc.

- Bác là tấm gương sáng ngời về quan điểm sống và lối sống:

+ Nếp sống của Bác vô cùng giản dị, gần gũi với nhân dân (có thể dẫn chứng bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng – Ngữ văn 7 tập 2).

+ Bác đã hi sinh tất cả, quên mình, lấy việc cống hiến cho đất nước làm niềm vui.

+ Ở Bác hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố cao quý: đại trí, đại nhân, đại dũng.

- Bác là một danh nhân văn hóa thế giới: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là nhà văn, thi sĩ lớn. Bác có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

- Tình cảm của người dân Việt Nam dành cho Bác:

+ Yêu mến, kính phục và biết ơn sâu sắc (Bác được 98% phiếu bầu Chủ tịch nước trong Cuộc Bầu cử Quốc hội đầu tiên).

+ Bác được tôn vinh là vị lãnh tụ cách mệnh kiệt xuất, chiến sĩ hòa bình, danh nhân văn hóa thế giới.

Kết bài: Tên tuổi của chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại vinh quang cho dân tộc, đất nước Việt Nam. Các thế hệ tương lai sẽ mãi nhớ ơn và kính trọng Người, phát triển đất nước như mơ ước “sánh vai với các cường quốc năm châu” của Người.

II. Bài văn mẫu

Đề 2: Nước ta có rất nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn.. ). Lấy tiêu đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.

I. Dàn ý

Mở bài: Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều tấm gương sáng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Những tấm gương sáng ấy đại diện cho ý chí và nghị lực vượt lên số phận.

Thân bài:

- Đưa ví dụ: Chị Trần Bình Gấm là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, tp HCM: gia đình nghèo, ba đạp xích lô, mẹ bán khoai luộc, bắp luộc... kiếm tiền nuôi các con ăn học. Ba bị bệnh mất, chị Gấm vừa đi học vừa bán vé số, bán khoai luộc... giúp mẹ. Nhưng chị vẫn học rất giỏi, tốt nghiệp bậc phổ thông chị thi đổ ba trường ĐH, chị chọn ĐH Dược. Ước mơ của chị là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho ng nghèo. Ước mơ đã thành hiện thực, chị Gấm nay đã là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.

- Trong những năm gần đây, có rất nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được biết đến rộng rãi thông qua báo chí, truyền hình.

- Thật xúc động và thán phục trước nghị lực vượt khó cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ của những con người ấy.

- Nguyên nhân: Nhờ đâu mà họ có sức mạnh, ý chí vượt lên số phận? Vì họ có ý chí nghị lực và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Nhờ vào sự cổ vũ từ gia đình, bạn bè và xã hội.

- Trách nhiệm của mỗi người: Những người tật nguyền cần được quan tâm trợ giúp nhiều hơn nữa. Số phận là do mỗi chúng ta tạo nên, vì thế, nếu bạn còn lành lặn, không phải khổ đau vì số phận thì hãy cố gắng học tập, phấn đấu, học tập ý chí vượt qua số phận của những con người ấy.

Kết bài: - Hiếu học là truyền thống của dân tộc ta, và những tấm gương trên là tiêu biểu. Dù hòan cảnh khó khăn nhưng họ vẫn không lùi bước.

- Những tấm gương vượt lên số phận mãi được mọi người yêu quý, thán phục và kính trọng. Đừng ngại ngùng mà ái mộ, sẻ chia, trợ giúp họ bớt đi những khổ đau, nhọc nhằn.

II. Bài văn mẫu

Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều bạn học sinh xuất sắc giành được huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,... Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại giành giải quán quân tại cuộc thi Robocon châu Á tổ chức tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

I. Dàn ý

Mở bài: Tinh thần hiếu học, vượt khó là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Lớp trẻ ngày nay đang tiếp bước ông cha, kế thừa những truyền thống quý báu ấy. Minh chứng của sự kế thừa ấy là những tấm huy chương, những chiến thắng tại các cuộc thi trên đấu trường quốc tế.

Thân bài:

- Hoàn cảnh của đất nước trong thời đại mới: còn nghèo nàn, chưa phát triển, những đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Nhưng thanh niên Việt Nam vẫn luôn khao khát, luôn nỗ lực, ước mơ và phấn đấu cho nước nhà.

- Những thành công đã đạt được: giành nhiều huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ... ; giải quán quân Robocon châu Á tại Hàn Quốc năm 2004...

- Nguyên nhân của thành công đó: nhận được sự quan tâm của nhà nước, xã hội, bản chất con người Việt Nam có nghị lực, quyết tâm và tài giỏi.

- Suy nghĩ của em: thán phục, ngưỡng mộ họ, đó là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượt lên khó khăn.

Kết bài: Những thành công đó chúng minh rằng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng sức mạnh vượt qua gian lao, tinh thần hiếu học khiến người ta cảm phục.

II. Bài văn mẫu

Đề 4: Một hiện tượng xảy ra khá phổ biến hiện nay là việc xả rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay mà vứt rác xuống... Em hãy đặt một tiêu đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của bản thân.

I. Dàn ý

Mở bài: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu chính là ô nhiễm môi trường. Và một nguyên nhân to lớn gây ô nhiễm môi trường chính là hiện tượng xả rác bừa bãi.

Thân bài:

- Những biểu hiện: Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay mà vứt rác xuống. Trong trường học, dù có thùng rác khắp nơi nhưng học trò cũng không ngần ngại vứt bao ni lông ngay sân trường hay trong ngăn bàn.... → Hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng.

- Nguyên nhân: do thói quen, do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức, một phần là do chưa có hình thức xử phạt thích đáng.

- Tác hại: Tạo thành một thói quen xấu xí trong cộng đồng dân cư, gây ra ô nhiễm môi trường, từ đó làm nảy sinh mầm bệnh. Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ...

- Bình luận: Đó là một hành vi kém văn minh, đáng bị lên án.

- Hành động: Chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục những hành vi xấu này, trước tiên phải tự rèn luyện nâng cao ý thức bản thân, hiểu rõ tác hại của hiện tượng, tiếp đó là tuyên truyền, giáo dục cho mọi người biết. Đồng thời nhà nước cũng cần đưa ra các biện pháp xử lí.

Kết bài: Chúng ta hãy cùng chung tay hành động vì một đất nước Việt Nam tươi đẹp, văn minh, hình ảnh nơi công cộng chính là bộ mặt của đất nước. Hãy khởi đầu bằng việc làm nhỏ mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.

Bài văn mẫu