Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (ngắn nhất) > Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Bố cục bài thơ:
- Phần 1 (11 câu thơ đầu): Lời ru khi mẹ giã gạo.
- Phần 2 (11 câu thơ tiếp): Lời ru khi lao động sản xuất.
- Phần 3 (12 câu thơ cuối): Lời ru khi mẹ cùng dân làng chiếm đấu.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp:
- Tạo nhịp điệu nhịp nhàng, thiết tha, tạo âm hưởng nhẹ nhàng như lời hát ru.
- Diễn tả tình mẹ con sâu đậm, nhất là tình cảm của người mẹ dành cho con.
Câu 2 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi:
- Người mẹ tần tảo, lam lũ: làm những công việc thân thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao biết bao vất vả, lo toan.
- Người mẹ kháng chiến: tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho các chiến sĩ, cho buôn làng, cho đất nước.
Câu 3 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Mặt trời của bắp: là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và ngồn sống muôn loài.
- Mặt trời của mẹ: là em cu Tai, là niềm hạnh phúc lớn lao của mẹ.
→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn sống không thể thiếu của đời mẹ.
Câu 4 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình cảm của người mẹ dành cho con: sâu đậm, lớn lao. Mẹ yêu con, mong con lớn khôn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.
- Lời ru với công việc của mẹ: theo sự trưởng thành lớn khôn của con và khát khao mong cho con được sống tự do.
+ Mẹ giã gạo: Mẹ mong ước con mai này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
+ Mẹ trỉa bắp trên nương: mơ ước tương lai có thể phát nương cho mẹ.
+ Mẹ đấu tranh: Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.
Câu 5 (Trang 155 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình yêu thương con của người mẹ gắn bó mật thiết với tình thương anh bộ đội, với buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
- Ta thấy được tình thương con dạt dào, nồng cháy, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Luyện tập
(Trang 155 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhận xét về ý nghĩa...
Ý nghĩa của yếu tố miêu tả: diễn tả tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, phong cách của đồng bào miền núi, tăng thêm tính chân thực sâu lắng của nhân vật trữ tình.