Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (“Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng).
I. Dàn ý
Mở bài: Nêu suy nghĩ về tình cảm gia đình trong văn học nói chung, từ đó dẫn vào đề tài tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng.
Thân bài:
- Giới thiệu khái quát tập hồi kí và đoạn trích (phần này nêu thật ngắn gọn): Những ngày thơ ấu là tập hồi kí viết về đoạn tuổi thơ nhiều đắng cay của tác giả, đoạn trích Trong lòng mẹ là những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ với người mẹ xa cách.
- Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ bộc lộ trong ý nghĩ và trong cuộc trò chuyện với người cô:
+ Tủi thân khi bà cô gợi ra hình ảnh mẹ hiền hậu, tảo tần mà bất hạnh. Đau xót, thương mẹ khi mẹ phải chịu đựng sự khinh miệt từ họ hàng, bị “những rắp tâm tanh bẩn” xúc phạm đến.
+ Càng thương mẹ bao nhiêu, bé Hồng càng căm ghét những định kiến tàn ác với người phụ nữ bấy nhiêu “những cổ tục... mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Tình mẫu tử khi Hồng được gặp và ngồi trong lòng mẹ:
+ Thoáng thấy bóng một người phụ nữ đã nhận ra ngay đó là mẹ, liền chạy theo gọi ríu rít “Mợ ơi! Mợ ơi! ”.
+ Tình thương dồn nén lâu nay nay vỡ òa ra, khóc nức nở trong lòng mẹ “Tôi ngồi trên đệm xe,... thơm tho lạ thường”.
+ Hình ảnh người mẹ và niềm hạnh phúc của bé Hồng: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng... người họ nội của tôi”, bé Hồng quên hết những lời nói cay độc của bà cô.
→ Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý.
Kết bài: “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, bất diệt. Khiến chúng ta càng thêm yêu, trân trọng hơn những giây phút ấm áp khi ta được ở bên mẹ.
II. Bài văn mẫu
Đề 2 : Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp?
I. Dàn ý
Mở bài: - Giới thiệu một vài nét về tác giả Kim Lân.
- Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nội dung phản ánh của tác phẩm là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thân bài:
* Tình yêu làng – đó là nét truyền thống của người nông dân Việt Nam được diễn tả thông qua nhân vật ông Hai.
- Ông hay khoe với mợi người về cái làng chợ Dầu của mình, dù ở xa nhưng ông luôn nhớ về làng.
- Khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông đã rất đau khổ.
* Sau cách mệnh, đi theo kháng chiến, ông Hai đã có những chuyển biến mới trong tâm tư, tình cảm:
- Được cách mệnh giải phóng, ông luôn tự hào về phong trào cách mệnh của quê hương mình, về việc xây dựng kháng chiến của quê ông.
- Ông Hai luôn quan tâm đến tin tức kháng chiến, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để theo dõi tin tức...
* Tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước của ông Hai được thể hiện sâu sắc trong diễn biến tâm lí khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc:
- Khi mới nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, hổ thẹn cắm gằm mặt ra về, thầm nguyền rủa những kẻ phản bội cách mệnh,..
- Những ngày sau đó, ông không dám bước chân ra ngoài, cái tin nhục nhã ấy đã trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với ông.
- Xung đột nội tâm của ông Hai: Có lúc muốn trở về làng nhưng lòng yêu nước, tình yêu cách mệnh đã dập tắt suy nghĩ đó, ông đau lòng dứt rằng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
- Tình cảm dành cho kháng chiến, cho cụ Hồ còn được thể hiện trong lời tâm sự của ông Hai với đứa con.
→ Tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước, tình yêu cách mệnh.
* Khi tin làng theo giặc được cải chính, ông Hai vui sướng tột độ, trút bỏ được gánh nặng tâm lí: Ông vội vàng đi khoe với mọi người rằng “nhà ông bị Tây đốt”.
Kết bài: Qua nhân vật ông Hai, người đọc cảm nhận được tình yêu làng, yêu nước chân thành, mộc mạc mà vô cùng sâu sắc, cao quý của người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng từ tình yêu làng, yêu quê hương sang tình yêu đất nước, yêu cách mệnh chính là chuyển biến mới trong tâm tư, tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
II. Bài văn mẫu
Bài trước: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2 Bài tiếp: Sang thu - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2