Kiểm tra về thơ - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Câu 1 (Trang 96 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Bài trước: Tổng kết phần văn bản nhật dụng - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Bài tiếp: Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Nội dung chính |
Con cò | Chế Lan Viên | 1962 | Tự do | Từ hình tượng con cò trong lời ru, ca giao ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru |
Mùa xuân nho nhỏ | Thanh Hải | 11- 1980 | Năm chữ | Xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước, nguyện ước góp sức vào mùa xuân lớn |
Viếng lăng Bác | Viễn Phương | 4- 1976 | Tám chữ | Lòng thành kính và niềm xúc động của thi sĩ trong một lần ra thăm lăng Bác |
Sang thu | Hữu Thỉnh | Thu 1977 | Năm chữ | Chuyển biến của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ |
Nói với con | Y Phương | 1980 | Tự do | Qua lời trò chuyện với con để diễn tả sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc |
Câu 2 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Diễn biến tâm trạng (mạch cảm xúc trữ tình) trong các bài thơ: Con cò (Chế Lan Viên), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương).
- Con cò (Chế Lan Viên): Mạch cảm xúc trữ tình được phát triển dựa theo ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò, bắt nguồn từ hình ảnh con cò trong ca dao, theo lời ru của mẹ đi vào trong tiềm thức tuổi thơ, rồi biểu trưng cho sự nâng niu chăm bẵm của mẹ dành cho con suốt cuộc đời, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru đối với mỗi con người.
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Mạch cảm xúc của bài thơ bắt nguồn từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng hơn là mùa xuân của đất nước, mua xuân của cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và nguyện ước: tác giả muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, đóng góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước một “mùa xuân nho nhỏ” riêng mình. Bài thơ khép lại bằng những xúc cảm tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước qua điệu ca xứ Huế.
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương): Mạch xúc cảm của bài thơ đi theo trình tự vào thăm lăng Bác. Từ khi đứng trước lăng cho đến khi bước vào và ra về. Mở đầu là cảm xúc về khung cảnh thiên nhiên bên ngoài lăng (hàng tre), tiếp đến là cảm xúc về hình ảnh dòng người dài bất tận vào viếng lăng. Cảm xúc, suy ngẫm về Bác được gợi lên qua những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là ước mong thiết tha của nhà thơ khi sắp phải trở về.
Câu 3 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên, mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên: biểu trưng cho tấm lòng trong trắng, cho những vất vả, khó nhọc của người mẹ, người phụ nữ, cho niềm vui và mơ ước hiện tại, cho tình thương yêu rộng lớn của người mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ nhẹ nhàng, thân thương và sự lo lắng, xót xa của người mẹ.
- Hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: đó là mùa xuân của thiên nhiên tươi đẹp, mùa xuân của quê hương, đất nước, mùa xuân của cuộc đời mỗi người, của nhà thơ, khát vọng cống hiến, hòa nhập.
Câu 4 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Từ ngữ, hình ảnh diễn tả sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời lúc giao mùa trong bài thơ Sang thu.
- Từ ngữ: bỗng, hình như (thể hiện sự ngỡ ngàng, xúc động), phả, chùng chình (một sự rung cảm tinh tế).
- Hình ảnh: hương ổi, gió se, sương (những dấu hiệu đặc trưng mùa thu được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan), sự biến chuyển càng được khẳng định rõ hơn trong các hình ảnh sông dềnh dàng, bầy chim hấp tấp, đám mây nửa hạ nửa thu, sự níu kéo của mùa hạ với các hình ảnh nắng, mưa, sấm, hàng cây đứng tuổi cũng gợi ra nhiều liên tưởng thú vị.
Câu 5 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Những điều nguyện ước chân thành và thiết tha của nhà tác giả trong bài Mùa xuân nho nhỏ.
- Tác giả muốn cống hiến hết sức mình vào mùa xuân đất nước, nguyện ước chân thành làm “con chim, cành hoa, nốt trầm” đóng góp những phần đẹp cho đất nước.
- Nguyện ước được cống hiến hết sức, sống hết mình, lao động hết mình “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc” một cách lặng lẽ.
Câu 6 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, tràng hoa) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng như thế nào trong việc biểu lộ tình cảm, xúc cảm của thi sĩ và mọi người đối với Bác Hồ?
- Mặt trời: Muốn thể hiện rằng Bác to lớn, vĩ đại, như mặt trời thiên nhiên mang đến ánh sáng sự sống cho muôn loài, Bác chính là mặt trời mang ánh sáng của độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
- Vầng trăng: Bác là vầng trăng hiền dịu, luôn dỗi theo, chở che, bao bọc người dân Việt Nam sống trong hạnh phúc no ấm.
- Tràng hoa: lòng thành kính và hàm ơn, xúc động của tác giả và con dân Việt Nam.
Câu 7 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Qua lời tâm tình với con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã diễn tả những tình cảm và nghĩ suy gì về quê hương, dân tộc?
- Tình cảm gia đình ấm áp.
- Ngợi ca truyền thống chuyên cần, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của người dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống dân tộc, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Câu 8 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Phân tích nét riêng trong cách biểu lộ cảm xúc và sáng tạo hình ảnh trong các bài thơ: Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con.
- Con cò: gợi về điệu hát ru trong ca dao qua hình ảnh con cò, con cò biểu trưng cho tình mẹ, lòng mẹ và sự chở che.
- Mùa xuân nho nhỏ: Từ hình ảnh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, tác giả thể hiện nguyện ước cống hiến mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân chung của đất nước. Con chim, nhành hoa, nốt nhạc, và “lộc giắt đầy trên lưng” người quân nhân là những hình ảnh tiêu biểu.
- Nói với con: hình thức lời tâm tình, nhắc nhở, căn dặn của người cha với giọng điệu thiết tha, dịu dàng và tin cậy để diễn tả tình cảm gia đình và tình cảm quê hương, nâng lên thành lẽ sống. Hình ảnh bình dị, gần gũi người đồng mình và các hình ảnh đặc trưng của người miền núi.
Câu 9 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tạp 2):
Suy nghĩ của em về tình thương yêu, sự chở che của lòng mẹ trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên).
- Tình mẹ bao la, rộng lớn, mẹ nuôi con lớn khôn vất vả, khó nhọc, con lớn lên bằng những lời ru thân thương, dịu dàng.
- Mẹ thương yêu, chở che và dõi theo con suốt cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”