Chuyện người con gái Nam Xương - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
Tóm tắt:
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người con gái đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà săn sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất cũng lo ma chay chu toàn. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất vô cùng buồn đau. Trẻ con không biết không nhận cha, Trương Sinh đâm ghen tuông nghi hoặc sự thủy chung của vợ. Vũ Nương để chứng tỏ sự trong sạch của mình nên nhảy sông tự vẫn.
Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo ơn. Sau đó gặp được Vũ Nương, Trương Sinh lập đàn tẩy oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.
Câu 1 (Trang 51 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1): Bố cục truyện:
- Phần 1 (từ đầu... chịu khắp mọi người phỉ nhổ): nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương.
- Phần 2 (còn lại): Vũ Nương ở thủy cung và được giải oan.
Câu 2 (Trang 51 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Nhân vật Vũ Nương trong từng hoàn cảnh:
- Trước khi lấy Trương Sinh: là cô gái tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
- Khi về nhà chồng: là người vợ thảo hiền, nết na.
- Khi chồng đi lính: con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền, người vợ thủy chung.
- Khi bị nghi oan: nàng chứng tỏ lòng mình nhưng được, đã tự trầm mình xuống sông để bảo toàn danh dự.
→ Vũ Nương là người phụ nữ hiền thục, người vợ thủy chung, yêu thương chồng con, là người con dâu hiền thảo, là người phụ nữ coi trọng phẩm giá, danh dự.
Câu 3 (Trang 51 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì:
- Nguyên nhân trực tiếp: Do Trương Sinh nghe lời nói thơ ngây của con trẻ, sinh nghi ngờ, ghen tuông.
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Chế độ nam quyền, lễ giáo phong kiến hà khắc.
+ Trận chiến tranh phi nghĩa gây chia ly.
→ Thân phận người phụ nữ bị xem nhẹ, khuất sau bóng người đàn ông.
Câu 4 (Trang 51 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Truyện được kể theo trình tự thời gian, các tình tiết được lồng ghép khéo léo, hé mở đầu truyện lại là nút thắt đẩy lên cao trào truyện (vì Trương Sinh thất học, tính hay ghen nên mới dễ dàng tin lời con trẻ mà nghi oan vợ). Giọng văn trần thuật mang tính khách quan, cộng với lời văn đối thoại đầy tính bất ngờ đã khắc họa tâm lý, tính cách của nhân vật thật sâu sắc, đưa truyện đến kịch tính.
Câu 5 (Trang 51 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Yếu tố kì ảo trong truyện:
+ Chuyện nằm mơ của Phan Lang, Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa.
+ Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".
- Yếu tố kì ảo tạo ra thế giới huyền ảo lôi cuốn, kích thích trí tưởng tượng. Bày tỏ tấm lòng nhân đạo, đó là mong ước về một thế giới công bằng của nhân dân.
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 1: Văn thuyết minh - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1