Trang chủ
> Lớp 9
> Soạn Văn 9 (ngắn nhất)
> Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Câu 1 (Trang 97 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Các từ ngữ địa phương trong đoạn trích – chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
a. Thẹo – sẹo, dễ sợ - sợ lắm; lặp bặp – lập bập, ba – bố, cha.
b. Má – mẹ, ba – bố/cha, kêu – gọi, đâm – trở nên, đũa bếp – đũa cả, nói trổng – nói trống, vô – vào.
c. Bữa sau – hôm sau, ba – bố/cha, lui cui – lúi húi, nhắm – cho là, dáo dác – nháo nhác, giùm – giúp, nói trổng – nói trống.
Câu 2 (Trang 98 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Từ kêu ở câu (a) là từ ngữ toàn dân, có nghĩa là "nói to".
- Từ kêu trong đoạn trích (b) là từ ngữ địa phương, có nghĩa là "gọi".
Câu 3 (Trang 98 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các từ địa phương: trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), trống hểnh trống hảng (trống huếch trống hoác).
Câu 4 (Trang 99 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Từ địa phương | Từ toàn dân tương ứng |
vô ba má nói trổng thẹo kêu trái ... | vào bố, cha mẹ nói trống không sẹo gọi quả ... |
Câu 5 (Trang 99 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. Không nên để cho nhân vật bé Thu (Chiếc lược ngà) sử dụng từ ngữ toàn dân vì Thu còn nhỏ, giao tiếp trong phạm vi nhỏ, chưa được tiếp xúc nhiều với các từ toàn dân.
b. Trong lời kể, tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương, nó có tác dụng tạo nên sắc thái địa phương cho tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả cũng có ý thức không quá lạm dụng từ ngữ địa phương để tránh gây khó khăn cho người đọc.