Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
Bố cục bài thơ:
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Tư thế ra trận hiên ngang của những người lính lái xe
- Phần 2 (4 khổ thơ tiếp) Sự ngang tàng, lạc quan của lính lái xe Trường Sơn
- Phần 3 (còn lại): Ý chí chiến đấu vì miền Nam
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 133 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tiêu đề bài thơ dài, vừa thể hiện hình ảnh những chiếc xe, vừa cho ta thấy được phong thái ngang tàng của những người lái xe.
- Chiếc xe không kính là một hình ảnh độc đáo, đó là chứng tích của chiến tranh, thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, nhưng qua đó cũng làm nổi bật hình ảnh những người lính quả cảm, vẫn giữ phong thái ung dung trước khó khăn gian khổ.
Câu 2 (Trang 133 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:
- Tư thế ung dung tự tại, hiên ngang, sảng khoái đến bất tận Ung dung buồng lái ta ngồi... ùa vào buồng lái.
- Thái độ bất chấp khó khăn, hiểm nguy Không có kính ừ thì có bụi... ừ thì ướt áo... mặc cho lùa gió vào mắt, mặc cho mưa bom, xe vẫn cứ đi.
- Tình đồng đội sâu sắc: bắt tay qua cửa kính vỡ, chia sẻ khó khăn.
- Ý chí đấu tranh vì miền Nam: một trái tim căm thù giặc, quyết tâm đấu tranh.
Câu 3 (Trang 133 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, đầy tính ngang tàng pha chút tinh nghịch. Điều đó góp phần diễn tả hình ảnh người lính ung dung, trẻ trung, hóm hỉnh.
Câu 4 (Trang 133 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Hình ảnh người lính cho ta thấy sự dũng cảm, bất chấp mọi gian khổ, luôn tiến về phía trước vì lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Họ cũng là những con người thật hóm hỉnh, trẻ trung và luôn yêu đời.
- So với hình ảnh người lính trong bài Đồng chí, những người lính với chiếc xe không kính đều có chung lòng yêu nước, lòng căm thù giặc và tình đồng đội sâu sắc. Chỉ có điều, người lính trong bài thơ này mang nét trẻ trung hơn, hóm hỉnh hơn.
Luyện tập
(Trang 133 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1): Những cảm giác, ấn tượng...
Phân tích khổ thơ thứ hai:
Khổ thơ thứ hai tràn ngập những hình ảnh gió, con đường, sao trời, cánh chim. Đó giống như những khó khăn phía trước, nhưng mọi thứ đều trở nên nhỏ bé trước lòng quyết tâm không lùi bước của những người lính trẻ. Cùng với hình ảnh lãng mạn Thấy sao trời và đột ngột cánh chim – Như sa như ùa vào buồng lái làm cho chặng đường dường như trở nên vui tươi hơn, nhẹ nhàng hơn.
Bài trước: Đồng chí - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Kiểm tra truyện trung đại - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1