Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1 Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Bố cục của bài gồm 2 phần:
Phần 1: Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
Phần 2: Sự nghiệp thơ văn của ông (Những tác phẩm chính; Nội dung thơ văn; Nghệ thuật thơ văn)
Câu 1 (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
* Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
+ Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong một gia đình nhà nho, cha ông làm quan trong triều, mẹ ông là vợ thứ.
+ Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài năm 1843.
+ Trên đường về quê chịu tang mẹ thì ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Nhưng không vì thế mà ông buông xuôi. Ông vẫn luôn nỗ lực rùi mài kinh sử. Với tài năng và đức độ của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã mở trường dạy học, bốc thuốc và chữa bệnh cho mọi người ở Gia Định.
+ Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, ông đã chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược bằng cả mưu lược lẫn ngòi bút văn chương.
Câu 2 (trang 59): Giá trị thơ của Nguyễn Đình Chiểu
+ Lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở lòng nhân nghĩa, trung nghĩa. (Nhân: lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn. Nghĩa: mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người)
+ Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện: tấm lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với đất nước, thương yêu nhân dân. (Ông lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh. Thông qua thơ văn ông cũng ca ngợi những sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù và khích lệ lòng yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta). Những nội dung ấy mang tính chiến đấu, cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc.
+ Sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được biểu hiện ở việc sử dụng từ ngữ địa phương, từ ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói, lối thơ thiên về kể.
Câu 3 (trang 59):
Sự gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ lớn là Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc, lấy điều nhân làm gốc.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 59):
Nhận định của Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”
+ Theo em đây là một nhận định vô cùng đúng đắn và xác đáng.
+ Trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ta thấy hiện lên cuộc sống của nhân dân lao động với những tâm tư tình cảm, số phận.
+ Nguyễn Đình Chiểu luôn dành cho người lao động sự tôn trọng, yêu thương, bênh vực dù là trong văn chương hay đời thực.
Ý nghĩa
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Bài trước: Soạn bài: Viết bài làm văn số 2 - Nghị luận văn học Bài tiếp: Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)