Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Soạn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Giới thiệu

Chiếu cầu hiền là tác phẩm viết theo thể chiếu. Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

Bố cục của bài văn chiếu gồm 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Bài chiếu gồm 3 phần (trình bày như trên)

- Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền” là chiêu mộ người hiền tài, người vừa có đức, vừa có tài ra giúp sức cho triều đình, cho đất nước.

Câu 2 (trang 70):

+ Bài chiếu được viết nhằm đến các đối tượng đó là: các sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh).

+ Những luận điểm được đưa ra để thuyết phục các sĩ phu đó là:

- Thời thế đã đổi thay, không thể lẩn tránh suốt đời được.

- Hoàng đế rất mong mỏi người tài ra giúp sức, biết quý trọng nhân tài.

- Hoàn cảnh đất nước buổi đầu đại định không thể không có sự giúp sức của hiền tài.

⇒ Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng, đánh đúng vào tâm lý, suy tư trăn trở của người nghe.

+ Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu: Bài chiếu có sử dụng những lập luận vô cùng chặt chẽ, thuyết phục cả về lý và tình, ngôn từ vừa mềm mỏng, chân thành lại vừa cứng rắn, mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 70): Nhận xét tư tưởng và tình cảm của vu Quang Trung

+ Về tư tưởng: có chủ trương đúng đắn, tư tưởng tiến bộ, không nề hà quá khứ, xuất thân của những sĩ phu đời trước.

+ Về tình cảm: Một lòng lo cho dân, cho nước, quý trọng người tài giỏi.

Ý nghĩa của bài chiếu:

Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật lập luận đặc sắc, thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.