Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận

1. Mục đích của việc tóm tắt văn bản nghị luận:

- Để hiểu được bản chất của văn bản

- Để làm tài liệu phục vụ trong nhiều trường hợp khác nhau

- Để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt

2. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận:

- Phải trung thành với các luận điểm, luận cứ của văn bản gốc.

- Lược bỏ những yếu tố không phù hợp với mục đích tóm tắt.

- Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, mạch lạc.

II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận (gồm 4 bước)

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc là lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

- Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài) và nắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề.

- Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.

- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a. Chủ đề nghị luận của văn bản trên là: Bàn về đặc trưng tổng thể của đất nước Indonesia.

b. Chủ đề nghị luận của văn bản đã cho là: Nói về tài năng của Xuân Diệu trong việc nghiên cứu và phê bình văn học.

Câu 2 (trang 119):

- Vấn đề nghị luận của văn bản "Xin đừng lãng phí nước" đó là: Sự lãng phí nước sạch.

- Mục đích nghị luận: Nhắc nhở mọi người ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.

- Các luận điểm:

+ Nước là nguồn tài sản quí nhưng lại đang bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất

+ Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của con người.

+ Một số quốc gia hiện nay đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước. Đặc biệt tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng diễn ở tất cả các nước.

- Tóm tắt bằng 3 câu: Nước ngọt là thứ tài sản thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tốc độ gia tăng dân số và phát triển công nghiệp như hiện nay thì nguồn nước ngày càng trở nên cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt quí giá cho hôm nay và mai sau.