Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Từ “nách” trong câu “Nách tường bông liễu bay sang láng giềng”: được Nguyễn Du dùng theo nghĩa chuyển, mang nghĩa là vách tường, góc tường.

Câu 2 (trang 35):

* Trong mỗi câu thơ đã cho, từ "xuân" được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Cụ thể:

- Từ “xuân” trong “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”: xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa ám chỉ thời gian chảy trôi, vừa chỉ tuổi xuân của người phụ nữ.

- Từ “xuân” trong “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”: xuân ở đây chỉ người con gái đẹp, ở đây nói đến người con gái đẹp là Thúy Kiều.

- Từ “xuân” trong “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”: xuân biểu tượng cho những câu chuyện, những kỉ niệm đẹp giữa những bạn bè tri kỉ.

- Từ “xuân” trong “Mùa xuân là Tết trồng cây”: chỉ mùa xuân, một mùa đầu tiên trong năm. Từ “xuân” trong “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: xuân chỉ sức sống, sự phát triển mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 35):

a) Từ “mặt trời” trong câu thơ của Huy Cận được so sánh với “hòn lửa” tạo ấn tượng đặc biệt về sự rực đỏ, ấm nóng.

b) Từ “mặt trời” trong câu thơ của Tố Hữu: đây là hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng, của Đảng.

c) Từ “mặt trời” trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: vừa chỉ mặt trời thực, vừa chỉ em bé. Hai từ mặt trời tạo nên so sánh liên tưởng: em bé chính là nguồn sống, là động lực của người mẹ trong lao động sản xuất.

Câu 4 (trang 35):

a. Từ mới được tạo ra gần đây đó là từ “mọn mằn”: được tạo nên dựa trên từ bé mọn, nhỏ mọn, theo phương thức tạo từ láy.

b. Từ mới được tạo là từ “giỏi giắn”: được tạo nên dựa trên từ giỏi, giỏi giang, theo phương thức tạo từ láy.

c. Từ mới là từ “ca-mê-ra”: được tạo nên dựa trên từ camera, theo phương thức mượn từ gốc Latin.

Ý nghĩa của bài

Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.