Soạn bài: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (thực hành)
1. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn tại trường THPT
a. Chuẩn bị
- Xác định chủ đề: có thể chọn một trong các chủ đề sau:
+ Chương trình, SGK mới hiện nay.
+ Việc giảng dạy của thầy, cô giáo.
+ Việc học tập và thái độ học tập của các bạn học sinh.
- Xác định mục đích công việc:
+ Công việc được tiến hành có thể chỉ để nắm được thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn ở trường THPT.
+ Cũng có thể còn để tìm hiểu và đưa ra các phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học đó.
- Xác định đối tượng trả lời phỏng vấn:
+ Phỏng vấn một người hay nhiều người (thầy cô giáo, học sinh hay cả hai đối tượng).
+ Phỏng vấn những người cùng trình độ, lứa tuổi, hoàn cảnh sống,... hay khác lứa tuổi, trình độ, hoàn cảnh sống,...
- Xác định hệ thống câu hỏi với những yêu cầu:
+ Câu hỏi cần bám sát chủ đề.
+ Các câu hỏi phải được sắp xếp thành một hệ thống hợp lí, khoa học.
+ Các câu hỏi phải giúp người phỏng vấn thu thập và khai thác được nhiều thông tin cần thiết
+ Các câu hỏi dẫn dắt phải hợp lí, tế nhị, đơn giản để người được phóng vấn trả lời thoải mái nhất.
+ Đảm bảo không có những câu hỏi lạc đề, lan man.
b. Thực hiện
- Người đóng vai trò phỏng vấn tiến hành việc phỏng vấn trên cơ sở hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, lưu ý một số điều sau:
+ Có những lời dẫn dắt vào đề ngắn gọn, hợp lí, tạo không khí thân thiết cho cuộc phỏng vấn
+ Biết cách ứng xử với trường hợp cuộc phỏng vấn xa rời trọng tâm.
+ Nêu câu hỏi ứng đối trực tiếp, linh hoạt.
+ Nhớ gửi lời cảm ơn đến người trả lời phỏng vấn khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
- Người trả lời phỏng vấn tiến hành trả lời phỏng vấn trên cơ sở những câu hỏi mà người phỏng vấn đã chuẩn bị, cần chú ý một số điều:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về chủ đề phỏng vấn.
+ Có thái độ thẳng thắn, chân thực nhưng vẫn giữ khiêm tốn, nhã nhặn, tôn trọng và tỏ rõ thiện chí hợp tác.
+ Nên có những câu trả lời thú vị, sâu sắc, dí dỏm, thông minh mà không ra khỏi đề tài của cuộc phỏng vấn nhằm tạo không khí gần gũi, thân thiết cho cuộc phỏng vấn.
c. Rút kinh nghiệm
2. Biên tập và chỉnh sửa lại bản phỏng vấn. Kiểm tra xem bản phỏng vấn đã rõ ràng và sinh động hay chưa?
3. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về đề tài: Hỏi chuyện một người bạn từ một vùng quê (hoặc từ một quốc gia khác) đến
- Về đề tài: có thể tham khảo một số gợi ý sau
+ tổng hợp tất cả những vấn đề xoay quanh đối tượng phỏng vấn như: quê hương, gia đình, sở thích, lí do đến thăm (làng quê, thành phố hoặc quốc gia) của mình, những ấn tượng sâu đậm nhất của người bạn đó về con người, cuộc sống, sinh hoạt, vùng quê, đất nước,... của mình.
+ có thể chia nhỏ các đề tài trên, chẳng hạn như chỉ hỏi về học tập, về những ấn tượng đặc sắc của người bạn đối với vùng đất mới, suy nghĩ của bạn về con người nơi đây, …
- Về phương pháp: ngoài việc chuẩn bị câu hỏi, cần thể hiện được sự quan tâm, gần gũi, thân mật, lịch sự với tư cách là “chủ nhà” đối với “khách mời”
Bài trước: Soạn bài: Ôn tập phần Văn học (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (trang 209 SGK Ngữ văn 11 tập 1)