Soạn bài: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Giới thiệu
Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" là câu chuyện về việc bắt bớ người đi xem thể thao ở xã Ngũ Vọng theo lệnh của quan tri huyện. Đi xem đá bóng nhưng cuộc vận động diễn ra không khác gì một cuộc bắt bớ phu phen, đày ải người dân.
Bố cục của tác phẩm gồm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến… “Nay sức, Lê Thăng”): Lệnh của trên qua trát quan về làng.
– Phần 2 (tiếp đó đến… “Vâng”): Cuộc bắt bớ người dân đi xem bóng đá.
– Phần 3 (còn lại): Cảnh áp giải người đi xem bóng đá.
Câu 1 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" được phân chia bố cục và dựng lên như những cảnh phim, giới thiệu nguyên nhân dẫn đến câu chuyện và sau đó là diễn biến câu chuyện. Cụ thể:
+ Sau tờ trát của quan tri huyện, truyện có hai cảnh, hai cảnh đó nối tiếp nhau về mặt trình tự và diễn biến.
+ Hai cảnh đó chính là hệ quả mà tờ trát gây ra.
Câu 2 (trang 177):
- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa tinh thần vốn có của thể thao và thực tế diễn ra ở xã Ngũ Vọng.
- Mâu thuẫn trào phúng ở cảnh bắt bớ người dân đi xem bóng đá: theo lẽ thường mọi người đi xem bóng đá là tự nguyện nhưng ở đây lại tính theo sổ đinh.
- Mâu thuẫn trào phúng ở cảnh áp giải người xem bóng đá: đi xem bóng đá là vui vẻ là giải trí nhưng ở đây lại như bị đi đày, đàn áp, áp giải.
Câu 3 (trang 177):
Ý nghĩa phê phán của truyện: Truyện phê phán tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" đương thời mà thực dân Pháp đã bày ra, chẳng qua chỉ là để che mắt thiên hạ, bịp bợm.
Ý nghĩa
Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan đã vạch trần tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.
Bài trước: Soạn bài: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập viết bản tin (trang 178 SGK Ngữ văn 11 tập 1)