Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Tràng Giang (Huy Cận) (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Soạn bài: Tràng Giang (Huy Cận) (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

- Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới.

- Những sáng tác tiêu biểu nhất của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám như: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960)...

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng và giàu triết lí.

2. Tác phẩm

- Bài thơ Tràng Giang được viết mùa thu 1939, được in trong tập lửa thiêng - tập thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông trước cách mạng tháng tám 1945.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Câu thơ đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” thâu tóm toàn bộ mạch cảm xúc tâm trạng của tác giả trong bài thơ, thể hiện nội dung nghệ thuật và tư tưởng của tác giả.

Cảm hứng chủ đạo được nhà thơ nói rõ:

+ Một thiên nhiên bao la, rợn ngợp.

+ Một dòng sông dài, rộng mênh mông.

+ Một nỗi niềm bâng khuâng, nhớ quê nhà tha thiết khi đứng trước trời rộng sông dài.

- Nỗi buồn trước vũ trụ bao la-> chìa khoá để hiểu bài thơ: mối liên hệ chặt chẽ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả.

Câu 2 (trang 30):

- Âm điệu chung của bài thơ: buồn man mác, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng da diết. Nhịp thơ 3 - 4 tạo nên một âm điệu đều đều, bình lặng.

Câu 3 (trang 30):

Nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc bởi vì:

Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển được thể hiện qua:

- Thể thơ thất ngôn tả cảnh ngụ tình.

- Sử dụng nhiều từ Hán Việt, thi liệu truyền thống.

- Mang dáng dấp Đường thi ở sự hàm súc, cô đọng, tao nhã, sâu sắc, khái quát.

- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng:

+ Không gian: mênh mông, bao la, rộng mở

+ Cảnh vật hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn

+ Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn...

⇒ Bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại.

Câu 4 (trang 30):

- Tình yêu thiên nhiên ở đây thấm được tình yêu nước thầm kín.

Vì:

- Bài thơ thể hiện nỗi buồn trước cảnh mất nước được hòa quyện trong cảnh vật của tự nhiên.

- Thể hiện tình yêu nước mãnh liệt, sự khao khát hòa bình tự do, độc lập.

Câu 5 (trang 30):

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm.

- Thủ pháp tương phản được sử dụng đúng đắn: hữu hạn/vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao, không/có...

- Các từ láy được sử dụng như từ láy âm, từ láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn).

- Các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, ….

Luyện tập

Câu 1 (trang 30):

Cách cảm nhận không gian, thời gian trong bài thơ có những điểm đáng chú ý như:

- Không gian: mênh mông, rộng lớn, mang tầm vũ trụ, trời rộng, sông dài.

+ Hình ảnh con thuyền cứ khuất dần rồi xa mờ hẳn, nước đành chia “Sầu trăm ngả” không gian giờ đã được mở rộng ra đến trăm ngả, vô tận mênh mang không có lấy một điểm tựa nào, …

+ Hai câu thơ cuối của khổ 2 đã mở ra một không gian ba chiều: chiều sâu, xa và cao. Từ chiều dọc không gian mở ra chiều ngang, lan tỏa đôi bờ. Chiều thứ ba của không gian vũ trụ mở ra bầu trời sâu chót vót.

+ Không gian luôn mang một màu buồn man mác, trôi xa, vẫn hắt hiu, vẫn xa vắng lạ lùng

- Giữa không gian mênh mông, buồn như vậy thì thời gian cũng như được kéo dài ra, trải dài hơn.

Câu 2 (trang 30):

Trong câu thơ “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Huy Cận gợi nhớ tới câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu bởi:

+ Cả hai tác giả đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

+ Thơ cũ, tả cảnh ngụ tình, gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi với nỗi sầu nhân tình thế thái, cái sầu nội tâm thể hiện được những cung bậc cảm xúc đa chiều.

⇒ Thi liệu thơ Đường đã được vận dụng một cách mới mẻ.