Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Nghĩa của câu (trang 6 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Soạn bài: Nghĩa của câu (trang 6 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

I. Hai thành phần nghĩa của câu

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hai câu trong mỗi cặp...

- Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việ đó là Chí Phèo từng có thời "ao ước có một gia đình nhỏ".

Nhưng khác nhau ở câu a1 có từ “hình như”: thể hiện sự chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ “hình như”: thể hiện độ tin cậy cao hơn.

- Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc đó là "người ta cũng bằng lòng".

Nhưng ở câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc mà thôi.

II. Nghĩa sự việc

Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Phân tích nghĩa của từng câu thơ:

- Câu 1: Nghĩa sự việc được diễn tả là hai trạng thái (Ao thu lạnh lẽo và nước trong veo).

- Câu 2: Nghĩa sự việc được diễn tả là đặc điểm của chiếc thuyền (chiếc thuyền - bé tẻo teo).

- Câu 3: Nghĩa sự việc lại được diễn tả như một quá trình (sóng - gợn; lá - đưa vèo).

- Câu 5: Nghĩa sự việc gồm một quá trình (tầng mây - lơ lửng) và một đặc điểm (trời - xanh ngắt).

- Câu 6: Nghĩa sự việc gồm một đặc điểm (ngõ trúc - quanh co) và một trạng thái (khách - vắng teo).

- Câu 7: Nghĩa sự việc diễn tả các tư thế (tựa gối, buông cần).

- Câu 8: Nghĩa sự việc diễn tả một hành động (cá - đớp).

Câu 2 (trang 9): Tác nghĩa như sau:

CâuNghĩa sự việcNghĩa tình thái
a- Nói về Xuân: danh giá nhưng đáng sợ- Thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua các từ: kể, thực, đáng.
b- Hai người đều chọn nhầm nghề.- Sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chắn qua từ “có lẽ”.
c

- Sự việc thứ nhất: “họ cũng phân vân như mình”.

- Sự việc thứ hai: “mình cũng không biết con gái mình hư hay không”.

- Sự việc này được phỏng đoán một cách chưa chắc chắn.

- Người nói muốn nhấn mạnh bằng các từ chính, ngay, đến.

Câu 3 (trang 9):

- Phương án 3.