Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Tương tư (Nguyễn Bính) (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Soạn bài: Tương tư (Nguyễn Bính) (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

* Bố cục của bài gồm 3 phần:

- Phần 1 (4 câu đầu): Khởi nguồn cho tâm trạng tương tư.

- Phần 2 (12 câu tiếp theo): Tỏ bày tâm tư, tương tư.

- Phần 3 (còn lại): Khao khát hạnh phúc muôn đời của tình yêu đôi lứa.

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Nỗi nhớ mong và những lời kể, những lời trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai được thể hiện cụ thể như sau:

a. Nỗi nhớ mong:

- Hình ảnh hoán dụ: thôn Đoài – thôn Đông.

- Điệp ngữ: “một người” - đứng ở đầu và cuối câu thơ: "Một người chín nhớ mười mong một người"⇒ diễn tả sự xa cách, nhớ mong.

- Thành ngữ: "chín nhớ mười mong" ⇒ thể hiện sự nhớ mong da diết.

- Liên tưởng độc đáo, bất ngờ:

+ Gió mưa ⇒ hiện tượng của thiên nhiên.

+ Tôi yêu nàng ⇒ quy luật tất yếu của tình cảm.

b. Những lời kể lể, trách móc thể hiện tâm trạng băn khoăn, hờn dỗi:

+ Cớ sao/ chẳng sang: hỏi và phủ định.

+ Bên ấy/ bên này: lời trách móc vu vơ.

- Than thở, kể lể về thời gian:

+ Ngày qua ngày lại qua ngày ⇒ thời gian trôi chậm chạp, vô nghĩa và chán ngán.

+ Tâm trạng chờ đợi: lá xanh ⇒ lá vàng ⇒ thời gian trôi chậm chạp.

+ Từ nhuộm⇒ sự chờ đợi dài dằng dặc.

- Tâm trạng hờn trách, nôn nao mơ tưởng:

+ Lời trách móc như quy kết: ″ bào rằng…xa xôi″

+ Phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang => đây như một lời buộc tội dễ thương.

⇒ Những câu thơ trên cho thấy tình cảm của chàng trai chưa được đền đáp⇒ tạo cái cớ để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.

Câu 2 (trang 50):

Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von có những đặc điểm đáng lưu ý như:

- Giọng điệu tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn

- Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian, thể hiện khát vọng lứa đôi: thôn Đoài, thôn Đông, bến đò, hoa, bướm, trầu cau.

- Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, kín đáo, ý nhị, có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn, chàng trai quê.

- Sử dụng hình ảnh thân thuộc, gợi hình gợi cảm.

Câu 3 (trang 50):

Theo Hoài Thanh cho rằng, thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Điều đó được thể hiện ở:

- Nhân vật trữ tình tự thấy mình như một bộ phận của thiên nhiên, vũ trụ và hiểu rõ mối tương quan hòa hợp giữa các sự vật.

- Tuy có băn khoăn, nghi ngờ nhưng chàng trai vẫn luôn hi vọng và khắc khoải một niềm tin.

- Chàng trai thể hiện tình cảm tương tư một cách tế nhị, kín đáo, phù hợp với văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt xưa.