Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (trang 180 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (trang 180 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Câu 1 (trang 180 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

+ Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: trong chương trình thời sự quốc gia - phỏng vấn người dân về hiện tượng xã hội, phỏng vấn người có thẩm quyền về một vấn đề có tầm quan trọng nào đó, phỏng vấn tuyển nhân sự,...

+ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm thu thập, cung cấp thông tin về chủ đề được nói đến.

Câu 2 (trang 180):

"Một xã hội thực sự dân chủ văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn". Nói như thế không đúng. Bởi chỉ khi phỏng vấn, con người cá nhân mới nói lên được tiếng nói, quan điểm của mình, các vấn đề xã hội mới được làm sáng tỏ.

II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a. Trước khi phỏng vấn chỉ xác định được hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ mà phải chuẩn bị cả việc hỏi như thế nào? Ngoài ra còn phải chuẩn bị, xem xét lên kế hoạch để lựa chọn, sắp xếp thời gian, địa điểm phỏng vấn.

b. Những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn như:

+ Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không? Qua câu hỏi như vậy sẽ biết được thông tin cần thiết về ứng viên, khả năng giao tiếp của ứng viên.

+ Vì sao bạn muốn nhận công việc này? -> thái độ, suy nghĩ, mong muốn của ứng viên với công việc.

+ Bạn biết gì về công ty chúng tôi? -> sự tìm hiểu, am hiểu của ứng viên về môi trường làm việc.

+ Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty -> thái độ, triển vọng của ứng viên.

+ Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận -> sự am hiểu của ứng viên về công việc, thái độ của họ với công việc.

+ Bạn có tin vào sở trưởng của mình không? -> sự tự tin của ứng viên.

+ Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn cách hỏi B.

2. Tiến hành phỏng vấn

a. Không. Vì sẽ có những thông tin phát sinh từ câu trả lời của người trả lời phỏng vấn.

b. Người phỏng vấn cần có thái độ nghiêm túc, kiên nhẫn, thậm chí có lúc phải cứng rắn và quyết liệt.

c. Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn nên cảm ơn người đã tham gia phỏng vấn

3. Biên tập sau khi phỏng vấn

a. Không được phép, vì phỏng vấn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực.

b. Không, vì nó khiến cho bài phỏng vấn trở nên rườm rà.

III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn

IV. Luyện tập

Học sinh khảo sát một buổi phỏng vấn, tưởng tượng mình là người trả lời phỏng vấn và là người phỏng vấn để thực hành các bài tập ở phần luyện tập.

Bài 1 (trang 182):

* Nêu nhận xét về người phỏng vấn:

- Phóng viên chuẩn bị kĩ lưỡng

- Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được những thông tin bổ ích và cần thiết.

- Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn

Bài 2 (trang 182):

Chú ý: Nêu nhược điểm nhưng không nêu những nhược điểm gây khó khăn, trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm của bản thân

- Muốn như thế cần tìm được những nhược điểm dễ được thông cảm: thỉnh thoảng cũng hay ngủ dậy muộn, rất hay tin người, đôi khi cũng khá nóng tính…

Bài 3 (trang 182):

Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề phim ảnh:

+ Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?

+ Nội dung phim nói về điều gì?

+ Thông điệp phim gửi gắm tới người xem là gì?

+ Bạn ấn tượng với nhân vật nào trong phim, vì sao?

+ Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?

+ Nếu được thay đổi cái kết, bạn muốn thay đổi như thế nào? Vì sao bạn lại muốn cái kết diễn ra như thế?

+ Bạn có xem các bộ phim cùng loại khác nữa không?

Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm bắt được mục đích của một cuộc phỏng vấn, đồng thời hiểu rõ những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn và đối với người trả lời phỏng vấn, từ đó, tạo những nền tảng cơ bản để phục vụ cho những kế hoạch trong tương lai của bản thân.