Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Soạn bài: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.

- Quê: Quảng Bình.

- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

- Những tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ – 1939)...

2. Tác phẩm

- Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác 1938, in trong tập Thơ Điên.

- Bài thơ được sáng tác trong lúc nhà thơ ở xa Huế và đang mắc trọng bệnh.

- Bài thơ được sáng tác từ một kỉ niệm xưa được gợi lại của Hàn Mạc Tử.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của nhà thơ trong khổ thơ đầu:

- Câu thơ 1:

+ Hình thức: câu hỏi.

+ Nội dung: lời mời, lời trách móc -> tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong.

- Cảnh nơi thôn Vĩ: sống động, rạng ngời, gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp.

+ Hình ảnh: Nắng hàng cau - Nắng mới.

→ là ánh nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm.

→ Nắng có linh hồn riêng. Nắng mang hồn xứ Huế.

+ ″Xanh như ngọc″: Biện pháp so sánh gợi lên màu sắc tươi sáng của vườn cây.

⇒ Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét.

- Con người nơi thôn Vĩ: Lá trúc chen ngang mặt chữ điền:

+ ″Mặt chữ điền″: khuôn mặt hiền lành phúc hậu.

→ con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng và e ấp.

→ Cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp nhưng cũng chỉ là hoài niệm.

Câu 2 (trang 39):

Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai được diễn tả:

- Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông, nước, trăng và hoa.

- Gió, mây, sông, trăng được nhân cách hoá để nói tâm trạng.

- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả

→ nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa.

⇒ Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người.

- Hình ảnh thơ không xác định: ″Thuyền ai″, ″sông trăng″ -> Gợi cho người đọc một cảm giác huyền ảo.

→ Cảnh đẹp như trong cõi mộng.

- Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi.

⇒ Không gian mênh mông có đủ cả gió, mây, sông, trăng, hoa, cảnh đẹp nhưng buồn, cô đơn và buồn vô hạn.

Câu 3 (trang 39):

Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình đó là:

+ Thiết tha hướng về người thôn Vĩ nhưng cảm thấy xa vời, khó tiếp cận.

+ Điệp ngữ “khách đường xa” đó là khoảng cách trong tâm tưởng của tác giả, khoảng cách của hai thế giới. Đối với Hàn Mặc Tử, Huế và Quy Nhơn là hai thế giới cách biệt).

+ Các từ: Xa, trắng quá, sương khó, mờ, ảnh… càng tăng cảm giác khó nắm bắt.

+ Chỉ còn biết mơ tưởng: hư ảo của sương khói Huế, màu áo dài cũng thấp thoáng, mờ ảo.

+ Lòng đầy hoài nghi (Làm sao biết “tình ai có đậm đà”).

→ Chân dung nội tâm của nhà thơ: xót xa, cô đơn, trống vắng và khao khát yêu thương, đồng cảm.

Câu 4 (trang 39):

Điểm chú ý trong tứ thơ và bút pháp nghệ thuật của bài thơ:

- Về tứ thơ: Mở đầu là niềm vui say, chuyển sang buồn bã, khắc khoải, cuối cùng là sự hoài nghi. Tất cả trạng thái tâm hồn của tác giả đều xuất phát từ lòng yêu đời, niềm tha thiết với cuộc sống và tình yêu của một số phận bất hạnh.

- Bút pháp tả thực, lãng mạn, tượng trưng, trữ tình.

Luyện tập

Câu 1 (trang 40):

Trong bài thơ có ba câu hỏi tu từ cụ thể:

- Khổ 1: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? ": Đây là lời trách móc nhẹ nhàng của một cô gái thôn Vĩ.

- Khổ 2: "Có trở trăng về kịp tối nay? ": Bộc lộ cái nhìn tha thiết với thiên nhiên, con người.

- Khổ 3: "Ai biết tình ai có đậm đà? ": Có hai cách hiểu

+ Không biết tình người xứ Huế có đậm đà không hay cũng mờ ảo và chóng tan như sương khói

+ Người xứ Huế có biết chăng tình cảm thắm thiết, sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh vật và con người xứ Huế.

⇒ Kiểu đặt câu hỏi không có lời đáp vừa như khẳng định vừa thể hiện khát vọng được chia sẻ. Các câu hỏi bộc lộ niềm yêu đời, yêu người tha thiết nhưng tất cả đều đã xa vời.

Câu 2 (trang 40):

- Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được Hàn Mặc Tử sáng tác trong hoàn cảnh khi nhà thơ bị bệnh tật giày vò, nỗi ám ảnh về cái chết.

- Điều đó khiến người ta thương xót, cảm thông với số phận của nhà thơ, thêm cảm phục nghị lực, tài năng của Hàn Mặc Tử

- Chính vì thế bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát của một con người tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu con người.

Câu 3* (trang 40):

Đây là bài thơ viết về tình yêu và tình quê. Hai tình cảm này có trong từng khổ thơ mang từng mức độ khác nhau.

- Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái gốc Vĩ Dạ - Hoàng Cúc. Do đó, Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ về tình yêu.

- Bài thơ này làm hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước vơi nỗi nhớ mong, khắc khoải, hoài nghi, vô vọng.