Soạn bài: Thao tác lập luận so sánh (trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Đối tượng được so sánh trong đoạn trích đã cho là: Bài văn “Chiêu hồn” của Nguyễn Du.
+ Đối tượng so sánh: “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm”, “Truyện Kiều”.
Câu 2 (trang 79): Những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh:
* Giống nhau: các tác phẩm đều bàn đến vấn đề nhân sinh, số phận con người.
* Khác nhau:
- Nếu “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm” chỉ nói đến một hạng người, “Truyện Kiều” nói đến xã hôi người thì “Chiêu hồn” nói đến cả loài người.
- Nếu “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca thì “Chiêu hồn” mở rộng địa dư tới cả cõi chết.
Câu 3 (trang 79):
Mục đích so sánh trong đoạn trích là làm nổi bật tầm bao quát của hiện thực, tư tưởng trong “Chiêu hồn”.
Câu 4 (trang 79):
+ Mục đích của so sánh: làm sáng rõ đối tượng được so sánh.
+ Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh: các đối tượng phải được đặt trên cùng bình diện, đánh giá cùng một tiêu chí.
II. Cách so sánh
Câu 1 (trang 80):
Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm đó là:
+ Bàn về "cải lương hương ẩm" cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân được nâng cao.
+ "Xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục": chỉ cần trở về với đời sống chất phác, thuần hậu, trong sạch.
Câu 2 (trang 80):
Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên là: dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn với các nhân vật của một số tác phẩm khác cũng viết về nông thôn thời kì ấy, nhưng theo hai quan niệm trên.
Câu 3 (trang 80):
Mục đích so sánh: Làm nổi bật sự thức thời, đúng đắn, tính chiến đấu, thực tiễn của tư tưởng “soi đường” mà Ngô Tất Tố đưa ra.
Câu 4 (trang 80):
+ Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau:
- Dẫn liệu 1: các tác phẩm đều nói về con người, số phận con người.
- Dẫn liệu 2: các tư tưởng đều đưa ra hướng giải quyết cho số phận người nông dân trong xã hội phong kiến đầy áp bức.
+ So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng:
- Dẫn liệu 1: tiêu chí là khả năng bao quát hiện thực, phạm vị phản ảnh của hiện thực.
- Dẫn liệu 2: sự đúng đắn, hợp lí của những tư tưởng đó.
+ Kết luận rút ra phải chân thực giúp nhận thức về đối tượng chính xác, sâu sắc hơn:
- Dẫn liệu 1: người đọc thấy được phạm vi bao quát hiện thực rộng lớn của “Chiêu hồn”.
- Dẫn liệu 2; người đọc thấy được sự thực tế, thức thời, tất yếu của tư tưởng “soi đường” mà Ngô Tất Tố đề ra trong Tắt đèn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 81):
Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh "Bắc" với "Nam" về các mặt như sau:
+ Ranh giới lãnh thổ.
+ Phong tục tập quán.
+ Lịch sử dựng nước, giữ nước qua các triều đại.
+ Người tài.
Câu 2 (trang 81):
Từ so sánh đó rút ra kết luận: Nước Nam ta là nước có chủ quyền dân tộc, sánh ngang với nước phương Bắc, không thể xâm phạm.
Câu 3 (trang 81):
Đoạn trích có sức thuyết phục mạnh mẽ, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên mọi mặt. Tác giả đã dùng những dẫn chứng từ thực tế, từ lịch sử quá khứ. Đó là cơ sở của lẽ phải, niềm tin va là chân lý của chính nghĩa.
Ý nghĩa
+ Mục đích của so sánh: làm sáng rõ đối tượng được nói đến trong tương quan với đối tượng khác, giúp bài văn nghị luận trở nên sáng rõ, cụ thể, sinh động, thuyết phục.
+ Khi so sánh, phải đặt các đối tượng trên cùng bình diện, đánh giá cùng tiêu chí, phải thể hiện được ý kiến, quan điểm của người nói, người viết.
Bài trước: Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam (trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1)