Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Soạn bài: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Bố cục của tác phẩm gồm 2 phần:

Phần 1 (6 câu thơ đầu): Khung cảnh đau thương của đất nước khi giặc đến xâm lược.

Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi lòng, tâm sự của tác giả.

Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược được miêu tả cụ thể như sau:

- Cảnh đất nước: tiêu điều, tang thương.

+ bỏ nhà, mất tổ

+ lũ trẻ lơ xơ chạy, bầy chim dáo dác bay

+ của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây

- Nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả: Tất cả khắc họa chân thực, khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương bao trùm của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.

Câu 2 (trang 49):

- Trong hoàn cảnh đó tâm trạng và tình cảm của tác giả đó là:

+ Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.

+ Căm thù giặc xâm lược

+ Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước cứu dân đen thoát khỏi nạn này

Câu 3 (trang 49): Thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết:

"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc họa này"

+ "Rày đâu vắng" - nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát;

+ "Nỡ để dân đen" là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh.

- Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân.

- Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ đau xót, u hoài đã góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ.

- Đó chính là lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

Ý nghĩa của tác phẩm

"Chạy giặc" là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kì XIX. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh hoang tàn, đau thương của đất nước trong những ngày đầu khi giặc Pháp đến xâm lược, đồng thời bày tỏ nỗi đau của nhà thơ trước hiện thực đó.