Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (trang 209 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (trang 209 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Phần I: Phần trắc nghiệm (trang 209 – 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Câu 1: D – Ngô Thì Nhậm.

Câu 2: C – Dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

Câu 3: C – Thương vợ

Câu 4: D – Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Câu 5: C – Thực dân, nửa phong kiến

Câu 6: D – Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường

Câu 7: D – Cả ba ý trên

Câu 8: D – Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người

Câu 9: B – Hàm súc; giàu hình ảnh, cảm xúc; gần gũi với người lao động.

Câu 10: A – Hai

Câu 11: A – Ẩn dụ

Câu 12: D – Khởi ngữ, thành phần phụ chú, trạng ngữ chỉ tình huống.

Phần II: Phần tự luận (trang 210)

Đề 1: Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học

Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận.

Thân bài:

+ Tự học là gì?

+ Biểu hiện, những cách thức thực hiện của việc tự học?

+ Lợi ích và hứng thú của việc tự học.

- Giúp người học chủ động.

- Khiến kiến thức trở nên sống động, vững vàng hơn.

- Tạo hứng thú cho quá trình học tập, kích thích tư duy phát triển, sáng tạo.

+ Tự học trong mối quan hệ với học hỏi nói chung.

- Tự học là một phần quan trọng của học hỏi, muốn học hỏi có hiệu quả phải biết cách tự học.

+ Liên hệ thực tiễn.

Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Đề 2: Nêu ý kiến của em về chủ để của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo em, đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Mở bài: Giới thiệu vấn đề (nêu ra cả hai ý kiến).

Thân bài:

+ Khẳng định: Truyện ngắn Hai đứa trẻ là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ, nhưng thông qua đó, nhà văn Thạch Lam thể hiềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.

+ Truyện ngắn Hai đứa trẻ trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ.

- Hình ảnh phố Huyện lúc chiều tàn: thời gian, không gian, khung cảnh chợ tàn,...

- Hình ảnh phố Huyện khi đêm xuống: màn đêm bao phủ, u buồn, tịch mịch.

- Hình ảnh những con người bé nhỏ, cầm cự để mưu sinh: mẹ con chị Tí, bác Siêu, bà cụ Thi điên, hai chị em Liên và An.

+ Truyện ngắn còn thể hiện khao khát vươn tới cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn của con người.

- Những dòng tâm sự, suy nghĩ, hồi tưởng của Liên.

- Hình ảnh đoàn tàu đêm chạy qua phố Huyện.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, khẳng định tài năng và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam.

Ý nghĩa

Học sinh ôn tập lại những kiến thức mấu chốt, trọng tâm của kì học để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì.