Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Ngữ cảnh (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Soạn bài: Ngữ cảnh (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Câu 1 (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Những chi tiết miêu tả trong hai câu văn đã cho:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-12-1861.

+ Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa: nhân dân thấp thỏm vì tin địch đang đến, lo lắng cho vận nước, cho quê nhà.

+ Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ: sự tức giận, căm ghét đến tột cùng giặc ngoại xâm.

+ Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, bòng bong che trắng lốp, ống khói chạy đen sì: cuộc sống nơi quê hương vị vấy bẩn, ô uế bởi bọn xâm lăng.

Câu 2 (trang 106):

Hiện thực được nói đến trong hai câu thơ:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non"

Chính là nói đến một cuộc sống buồn tủi, cô đơn, số phận lẻ loi, duyên phận dang dở của người phụ nữ.

Câu 3 (trang 106):

Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương Vợ" của nhà thơ Tú Xương như sua:

+ Bà Tú là một người phụ nữ có hoàn cảnh sống rất vất vả. Bà phải lo toan gánh vác mọi công việc gia đình thay chồng.

+ Bà Tú hiện lên là một người phụ nữ tảo tần, có phẩm chất, đức tính tốt đẹp, được chồng yêu thương, trân trọng.

Câu 4 (trang 106):

Những yếu tố ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu thơ đã cho là:

+ Thời buổi đầu xã hội phong kiến nửa thực dân, truyền thống khoa cử tốt đẹp của dân tộc bị phá vỡ, trở nên hỗn tạp.

+ Xã hội xuất hiện tầng lớp mới, là những ông quan sứ, những bà đầm - đó chính là Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me và cùng vợ đến dự.

Câu 5 (trang 106): Câu hỏi “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ? ”

+ Câu hỏi trên cần được hiểu là: Người được hiểu có thiết bị để xem giờ hay không"

+ Mục đích câu hỏi là: Hỏi giờ, thời gian cụ thể là mấy giờ để sắp xếp công việc.

Ý nghĩa

+ Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

+ Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.

+ Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.