Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)(trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Trong câu “Bác Dương thôi đã thôi rồi”:
+ Từ “thôi” in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển, có nghĩa là mất, qua đời.
Câu 2 (trang 13):
- Ở hai câu thơ trên, từ ngữ được sắp đặt theo lối đảo ngữ: danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại (rêu từng đám, đá mấy hòn); đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
- Với cách sắp xếp như vậy tạo ra ấn tượng mạnh về cảm giác: những đám rêu, hòn đá có sức sống mạnh mẽ, khẳng định sự tồn tại của mình, không gian thiên nhiên được sắp đặt một cách khác biệt và độc đáo.
- Ngoài ra, cách sắp đặt này còn thể hiện cá tính mạnh mẽ trong phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Câu 3 (trang 13):
Ví dụ thể hiện quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
- Hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Đây mùa thu tới”:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
- Câu văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:
“Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. ”
⇒ Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.
Bài trước: Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh (trang 9 SGK) Bài tiếp: Soạn bài: Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội