Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
I. Phân tích đề
1. Trong 3 đề đã cho, đề 1 có định hướng cụ thể, đề 2 và đề 3 đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai.
2. Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề như sau:
Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào tương lai.
Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.
Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến.
3. Phạm vi giới hạn của bài viết và phạm vi dẫn chứng:
Đề 1: Nghị luận xã hội; dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội.
Đề 2, đề 3: Nghị luận văn học; dẫn chứng thuộc lĩnh vực văn học.
II. Lập dàn ý
Luyện tập
Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).
a. Phân tích đề
+ Đề nghị luận văn học.
+ Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
b. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Khẳng định tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc).
Thân bài:
Luận điểm 1: Giá trị hiện thực của một tác phẩm là gì?
- Là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm.
Luận điểm 2: Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích.
- Cuộc sống xa hoa, giàu có quá mức trong phủ Chúa.
- Cuộc sống tuy giàu có nhưng lại chỉ tạo ra những sinh mệnh bệnh tật và yếu ớt.
Luận điểm 3: Đánh giá, bình luận về giá trị hiện thực.
- Giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh qua cuộc sống của tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của tác giả.
Kết bài: Khẳng định thể hiện được tài năng của tác giả, khẳng định vai trò của văn chương trong việc phản ánh đời sống.
Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình II).
a. Phân tích đề:
+ Đề nghị luận văn học.
+ Vấn đề nghị luận: Đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước/ Tự tình II.
b. Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ, cách sử dụng ngôn ngữ dân tộc độc đáo của Hồ Xuân Hương).
Thân bài:
Luận điểm 1: Biểu hiện của việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc qua bài thơ đã chọn (liệt kê các từ ngữ, phân loại nếu có thể).
Luận điểm 2: Phân tích giá trị của những từ ngữ ấy.
- Về mặt biểu đạt ý nghĩa, nội dung, tư tưởng,
- Về măt biểu cảm.
Luận điểm 3: Nét độc đáo, đặc biệt của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
- Ở cách vận dụng sáng tạo.
- Cách kết hợp từ
- Tạo nghĩa mới cho từ
- …
Kết bài: Khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật, tình yêu với ngôn ngữ dân tộc của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Ý nghĩa
+ Học sinh cần nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận.
+ Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
Bài trước: Soạn bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu) (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Thao tác lập luận phân tích (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1)