Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Điểm giống nhau: Cả hai nhà thơ đều khắc họa tình huống trở về quê sau những năm tháng xa cách, và từ đó bộc lộ cảm xúc:
- Thoáng giật mình, sững sờ vì mọi thứ thay đổi, vì không tìm thấy cảnh cũ người xưa.
- Nỗi buồn vì thời gian chảy trôi, vì sự xa cách với quê hương máu mủ dù lòng người yêu quê thì vẫn đinh ninh không đổi.
Từ đó ta dễ dàng nhận thấy sự ngập ngùi, tiếc nuối và buồn man mác của cả 2 tác giả.
Câu 2 (trang 116):
"Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả" có nghĩa là:
+ Mùa xuân, mùa thu: chỉ những giai đoạn khác nhau, chỉ sự chảy trôi, tiếp diễn của thời gian.
+ Hoa, quả: những thành quả đạt được cứ ngày một lớn dần lớn dần.
⇒ Học và trồng cây đều là quá trình cần thời gian, cần sự bền bỉ và kiên trì. Càng bền bỉ, kiên trì bao nhiêu thì theo năm tháng thành quả thu được càng nhiều bấy nhiêu.
Câu 3 (trang 116):
* So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà. Cụ thể như sau:
- Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương: sắc sảo, mãnh liệt, mạnh mẽ, đầy cá tính.
+ Sử dụng từ ngữ bình dân, gần với lời ăn tiếng nói, giàu sắc thái biểu đạt.
+ Sử dụng nhiều từ láy gợi âm thanh, cảm giác mới lạ.
+ Cách gieo vần “om” - vần khó gieo.
- Ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan: trang trọng, chuẩn mực, cổ điển.
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt, có màu sắc trang trọng.
+ Sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng, ước lệ.
Câu 4 (trang 117):
+ Alexander Hamilton: “Bất cứ khi nào những cuốn sách bị đốt thì cả loài người cũng bị đốt theo”.
+ So sánh: Sách chính là cả nhân loại.
- Sách thu nhỏ, cô đọng cuộc sống của nhân loại trên nhiều phương diện, từ cả không gian đến thời gian.
- Sách mang lại vô vàn kiến thức cho con người, khiến con người sống đúng nghĩa, ý nghĩa.
- Nếu không có sách, con người sẽ chẳng là gì cả, con người sẽ trở nên cô đơn, không hiểu về mình, không biết mình là ai, từ đâu và đi về đâu.
Ý nghĩa
Qua bài học, học sinh biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, nhất là khi làm một bài văn nghị luận.
Bài trước: Soạn bài: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)