Soạn bài: Chiều xuân (Anh Thơ) (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
Bố cục của bài gồm 3 phần:
- Phần 1 (khổ 1): Cảnh ngày xuân trên bến vắng.
- Phần 2 (khổ 2): Ngày xuân trên con đường đê.
- Phần 3 (khổ 3): Cảnh xuân trong ruộng lúa.
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Cảnh "chiều xuân" ở nông thôn miền Bắc rất đẹp, tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, nhưng buồn man mác:
a. Hình ảnh bến đò (khổ 1): Bức tranh tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất, dịu dàng:
+ Hình ảnh: mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím…
+ Từ ngữ: êm êm, biếng lười, im lìm, tơi bời…⇒ thể hiện sự vắng lặng của chiều quê.
⇒ Cuộc sống yên tĩnh, có phần ngưng động.
b. Đường đê chiều xuân
+ Hình ảnh: cỏ non, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò
+ Hoạt động: khi bay khi đậu, rập rờn, thong thả
⇒ Khung cảnh trên con đường đê chiều xuân rất bình thường, quen thuộc đã trở nên mới mẻ, sinh động, kì thú.
c. Cuộc sống chiều xuân trong ruộng lúa.
- Hình ảnh: cô nàng, yếm thắm ⇒ cảnh sắc ấm áp hơn.
- Hoạt động: cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua ⇒ nhịp sống bình yên
⇒ Nét đặc trưng của bức tranh: màu sắc thôn quê, dân dã, thanh bình rất riêng của vùng nông thôn miền Bắc nước ta.
Câu 2 (trang 52):
Nêu cảm nhận về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ:
- Không khí thôn quê rất thanh bình, tĩnh lặng, nhịp sống thì bình yên.
+ Từ ngữ: êm, biếng lười, vắng lặng, vu vơ, rập rờn, thong thả, …⇒ với cách sử dụng từ láy càng làm tăng thêm giá trị tạo hình, gợi cảm.
+ Danh từ chỉ sự vật: mưa, đò, quán, hoa xoan, trâu bò, bướm, cò con ⇒ Hình ảnh thân thuộc và bình dị => bức tranh đồng quê thanh bình.
Câu 3 (trang 52):
- Những từ láy trong bài thơ: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.
- Nét đặc sắc tong việc sử dụng những từ láy đó:
+ Giàu yếu tố tạo hình, gợi cảm
+ Tạo cảm giác chuyển đổi tĩnh - động giữa các sự vật ⇒ tạo sự sinh động.
+ Các từ láy có tính chất giảm nhẹ ⇒ trạng thái, nhịp điệu đều đều…
⇒ vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân, diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê.
Bài trước: Soạn bài: Tương tư (Nguyễn Bính) (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Tiểu sử tóm tắt (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)