Soạn bài: Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Những điểm đáng chú ý trong tiểu sử và con người của nhà văn Nam Cao:
* Đôi nét về tiểu sử, cuộc đời nhà vă Nam Cao:
- Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân, ông từng là một ông giáo trường tư.
- Cuộc sống chật vật, sống lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư.
- Ông tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến của dân tộc với tư cách là một phóng viên, một nhà văn, một người chiến sĩ làm công tác báo chí, truyên truyền.
* Đôi nét về con người Nam Cao:
- Nam Cao có một nội tâm phong phú, luôn sục sôi.
- Luôn trăn trở, day dứt nội tâm.
- Khao khát vươn tới “tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống, những con người thật đẹp”.
- Ông là một người nhân hậu, ấm áp, giàu yêu thương.
Câu 2 (trang 142):
Nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:
+ Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật.
+ Nghệ thuật phải nói lên những điều lớn lao, mạnh mẽ, mang tầm nhân loại, phải có tư tưởng nhân đạo.
+ Nghệ thuật luôn là tìm tòi, sáng tạo, không cho phép lặp lại, cẩu thả.
Câu 3 (trang 142):
+ Khi viết về người trí thức nghèo: Nam Cao trăn trở, day dứt vì tấn bi kịch tinh thần của họ, sự lựa chọn giữa nghệ thuật, lí tưởng sống và gánh nặng cơm áo gạo tiền.
+ Khi viết về người nông dân: Nam Cao trăn trở, day dứt vì số phận bi thảm, đấu tranh giữa việc tha hóa và sống làm con người chân chính.
→ Ông luôn trăn trở về nhân phẩm.
Câu 4 (trang 142):
Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
+ Nam Cao luôn đề cao con người tư tưởng, chú ý tới hoạt động tâm lý bên trong của con người.
+ Ngòi bút phân tích nội tâm tinh tế, sắc sảo.
+ Ngôn ngữ trần thuật đa thanh, đa giọng điệu.
Ý nghĩa
Qua bài học, học sinh hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, những đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
Đồng thời, bước đầu, học sinh nắm được chìa khóa để phân tích các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là Chí Phèo để từ đó thấy được giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn.
Học sinh cũng thấy được một số nét nghệ thuật độc đáo, điển hình của ngòi bút hiện thực này.
Bài trước: Soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) (trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1)