Soạn bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu) (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Bố cục của bài thơ gồm 2 phần:
Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên mùa thu miền quê.
Phần 2 (hai câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Điểm nhìn của tác giả là từ trên chiếc thuyền câu ở giữa ao nhìn ra xung quanh.
- Từ điểm nhìn ấy, tác giả đã bao quát cảnh thu theo nhiều góc độ: từ bao quát đến cụ thể, từ dưới lên trên rồi lại từ gần ra xa.
Câu 2 (trang 22):
Những từ ngữ, hình ảnh gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu:
+ Ao, nước trong veo, bèo, sóng biếc, gợn.
+ Chiếc thuyền câu.
+ Lá vàng, tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt.
+ Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.
⇒ Đây là khung cảnh mùa thu rất gần gũi ở một vùng quê yên bình, tại vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 3 (trang 22): Nhận xét về không gian trong bài thơ "Câu cá mùa thu" qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh. Cụ thể:
- Không gian trong bài thơ:
+ Chuyển động: những chuyển động nhỏ, khẽ như lá rơi, sóng hơi gợi tí, cá đớp mồi.
+ Màu sắc: gam màu đặc trưng của mùa thu, màu vàng của lá, màu xanh mướt của trúc, xanh ngắt của trời, màu trong veo của mặt nước.
+ Hình ảnh: bé nhỏ, gần gũi, mộc mạc, gần gũi với đời sống miền quê.
+ Âm thanh: rất khẽ, rất nhỏ, đó là âm thanh của lá rơi, âm thanh của cá đớp dưới chân bèo.
⇒ Diễn tả tình yêu thiên nhiên, sự cảm nhận tinh tế của tác giả; Đồng thời thể hiện sự suy tư thời thế của tác giả, trầm ngâm đến độ quên cả xung quanh. Đi câu cá nhưng lại không chú tâm vào việc câu cá.
Câu 4 (trang 22):
- Cách gieo vần trong bài thơ rất đặc sắc. Nhà thơ đã sử dụng cách gieo vần chân (tức là vần đặt ở cuối câu).
- Vần được gieo là vần tắc, âm đóng (vần “eo”: veo, tẻo teo, vèo, bèo).
- Cách gieo vần gợi cảm giác về một khung cảnh mùa thu đẹp, tĩnh lặng nhưng trầm buồn, có chút hiu hắt.
- Cách gieo vần cũng bộc lộ tâm trạng nhiều trăn trở, suy tư của nhân vật trữ tình.
Câu 5 (trang 22): Qua bài thơ Câu cá mùa thu ta thấy:
- Nhà thơ Nguyễn Khuyến có những cảm nhận tinh tế và tình yêu thiên nhiên mãnh liệt.
- Đồng thời, tác giả cũng là một nhà nho yêu nước, dù lui về ở ẩn nhưng vẫn không nguôi trăn trở vì thời thế, vì dân tộc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 22):
Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài "Câu cá mùa thu" chính là:
+ Cách gieo vần chân là vần “eo”, vần tắc, âm đóng: tạo cảm giác về sự hiu quạnh, vắng vẻ.
+ Kết hợp từ mới mẻ: Lá vàng trước gió khẽ đưa – vèo: hữu hình hóa âm thanh, âm thanh như có đường nét, có sự chuyển động.
+ Sử dụng một loạt từ láy gợi hình, gợi cảm: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, quanh co.
Ý nghĩa của bài:
Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
Bài trước: Soạn bài: Tự tình - Hồ Xuân Hương (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận