Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (siêu ngắn) > Soạn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go) (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Soạn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go) (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

* Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả

- R. Ta - go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ

- Ông chính là người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô - ben văn học năm 1913.

- Sự nghiệp sáng tác của ông gồm 52 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức họa...

2. Tác phẩm

- Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta - go, tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta - go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.

- Các bài thơ Người làm vườn không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. Bài số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta - go, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài:

"Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Trăng kia muốn vào sâu biển cả"

- Hình ảnh đôi mắt đã thể hiện rõ nỗi băn khoăn, nỗi buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng.

⇒ Từ đó thể hiện niềm khao khát hoà nhập tâm hồn, hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân.

Câu 2 (trang 62):

- Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích:

+ Nhấn mạnh tính chất thiêng liêng, cao cả của tình yêu, đối lập với quan niệm yêu đương tầm thường khác.

+ Diễn tả nghịch lí trong tình yêu: huyền bí nhưng cũng rất gần gũi, giản dị, đòi hỏi sự chân thành, dâng hiến.

+ Tạo giọng thơ sôi nổi, thiết tha, giàu chất trữ tình.

- Điều Tago muốn nói:

+ Tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa hữu hạn vừa vô hạn, muôn cung bậc. Không thể hiểu được nó nếu chỉ đứng bên ngoài quan sát, lạnh lùng.

+ Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu.

+ Tình yêu cũng giống cuộc đời: đòi hỏi phải có sự chân thành, dâng hiến và yêu thương.

Câu 3 (trang 62):

Những câu thơ có cách nói nghịch lí trong bài như:

- Em là nữ hoàng…biên giới của nó đâu

- Trái tim anh…biết trọn nó đâu.

⇒ Cách nói nghịch lí đó nhằm tô đậm vẻ đẹp kì diệu của tình yêu. Những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.