Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Toán 11 > Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 - Giải BT Toán 11

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 - Giải BT Toán 11

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1

Bài 1 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong các phép biến hình sau, phép nào không phải phép dời hình?

(A) Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng

(B) Phép đồng nhất

(C) Phép vị tự tỉ số -1

(D) Phép đối xứng trục.

Bài giải:

Đáp án đúng là: A.

Giải thích:

Các phép dời hình chỉ bao gồm: phép đồng nhất, phép tịnh tiến, phép đối xứng và phép quay.

Phép vị tự tỉ số -1 chính là phép đối xứng qua tâm vị tự.

Bài 2 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A). Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(B). Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(C). Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(D). Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

Bài giải:

Đáp án đúng là: B.

Ví dụ: Hai đường thẳng như hình vẽ dưới đối xứng nhau qua trục Oy nhưng không song song hoặc trùng nhau.

Giải bài 2 trang 35 sgk Hình học 11 ảnh 1

Bài 3 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x-y + 1=0. Để phép tịnh tiến theo vectơ v biến d thành chính nó thì vectơ v phải là vectơ nào trong các vectơ sau?

Giải bài 3 trang 35 sgk Hình học 11 ảnh 1

Bài giải:

Đáp án đúng là: C.

Giải thích:

Phép tịnh tiến theo vec tơ v biến đường thẳng thành chính nó chỉ khi giá của v→ song song với đường thẳng đó.

Trong bài toán này: giá của v→ song song với (d): 2x – y + 1 = 0

Giải bài 3 trang 35 sgk Hình học 11 ảnh 1
là vtpt của d.

Trong các đáp án chỉ có C thỏa mãn.

Bài 4 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho vectơ v = (2; -1) và điểm M (-3; 2). Ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ v là điểm có tọa độ nào trong các tọa độ sau?

(A) (5; 3);

(B) (1; 1);

(C) (-1; 1);

(D) (1; -1).

Bài giải:

Đáp án đúng là: C

Giải thích:

Giải bài 4 trang 36 sgk Hình học 11 ảnh 1

Bài 5 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình: 3x-2y+1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng trục Ox có phương trình là:

(A) 3x+2y+1=0

(B) -3x+2y+1=0

(C) 3x+2y-1=0

(D) 3x-2y+1=0

Bài giải:

Đáp án đúng là: A.

Giải thích:

Lấy A (1; 2) và B (-1; -1) ∈ d.

Ảnh của A (1; 2) và B (-1; -1) qua phép đối xứng trục Ox là A’ (1; -2) và B’ (-1; 1)

⇒ Ảnh của d qua phép đối xứng trục Ox chính là đường thẳng A’B’: đi qua A’ (1; -2) và có vecto chỉ phương A'B'→ (-2; 3), vecto pháp tuyến là (3; 2)

=> Phương trình đường thẳng A’B’ là:

3 (x- 1) +2 (y+2)= 0 hay 3x+ 2y+ 1 =0

Bài 6 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình: 3x-2y-1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối tâm O có phương trình là:

(A) 3x+2y+1=0

(B) -3x+2y-1=0

(C) 3x+2y-1=0

(D) 3x-2y-1=0

Bài giải:

Đáp án đúng là: B.

Giải thích:

* Xét phép đối xứng tâm O biến đường thẳng d thành đường thẳng d’.

Biến điểm A (x, y) ∈ d thành điểm A’ (x^'; y^')∈ d’

* Điểm A thuộc đường thẳng d nên 3x- 2y- 1 =0

Điểm A’ đối xứng với điểm A qua điểm O nên O là trung điểm của AA’

Giải bài 6 trang 36 sgk Hình học 11 ảnh 1

Thay vào phương trình đường thẳng d ta được: 3. (-x’) – 2. (-y’) -1 =0 hay – 3x’+ 2y’ -1= 0

Suy ra điểm A’ thuộc đường thẳng – 3x+ 2y – 1=0

Do đó, ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng tâm O là d’: - 3x + 2y- 1 = 0

Bài 7 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Có một phép tịnh tiến biến mọi điểm thành chính nó;

(B) Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó;

(C) Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó;

(D) Có một phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó

Bài giải:

Đáp án đúng là: B.

Phép đối xứng trục chỉ biến mọi điểm nằm trên trục đối xứng thành chính nó.

Bài 8 (trang 36 SGK Hình học 11): Hình vuông có mấy trục đối xứng?

(A) 1;

(B) 2;

(C) 4;

(D) vô số;

Bài giải:

Đáp án đúng là: C.

Giải thích:

Bốn trục đối xứng là hai đường chéo, 2 đường thẳng nối trung điểm của 2 cặp cạnh đối.

Giải bài 8 trang 36 sgk Hình học 11 ảnh 1

Bài 9 (trang 39 SGK Hình học 11): Trong các hình sau, hình nào có vô số tâm đối xứng?

(A) Hai đường thẳng cắt nhau;

(B) Đường elip;

(C) Hai đường thẳng song song

(D) Hình lục giác đều.

Bài giải:

Đáp án đúng là: C.

Giải thích:

Tâm đối xứng của hai đường thẳng song song nằm trên đường thẳng cách đều hai đường thẳng song song.

Bài 10 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Hai đường thẳng bất kì luôn đồng dạng;

(B) Hai đường tròn bất kì luôn đồng dạng;

(C) Hai hình vuông bất kì luôn đồng dạng;

(D) Hai hình chữ nhật bất kì luôn đồng dạng.

Bài giải:

Đáp án đúng là: D.

Giải thích:

Ví dụ hình chữ nhật có 2 cạnh là 3,4 không đồng dạng với hình chữ nhật có cạnh 2,3.