Dạng 2: Phát biểu mệnh đề điều kiện cần và đủ - Chuyên đề Toán 10
Cách phát biểu mệnh đề điều kiện cần và đủ hay, chi tiết
Phương pháp giải
Mệnh đề: P ⇒ Q
Khi đó: P là giả thiết, Q là kết luận
Hoặc P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Xét mệnh đề: "Hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng bằng nhau"
Hãy phát biểu điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
Bài giải:
1) Điều kiện cần: Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau.
2) Điều kiện đủ: Hai Δ bằng nhau là điều kiện đủ để hai Δ đó có diện tích bằng nhau.
3) Điều kiện cần và đủ: Không có
Vì A ⇒ B: Đúng nhưng B⇒A: Sai, vì " Hai Δ có diện tích bằng nhau nhưng chưa chắc đã bằng nhau".
Ví dụ 2:
Xét mệnh đề: "Phương trình bậc hai: ax2+ bx + c = 0 có nghiệm thì Δ = b 2 - 4ac ≥ 0". Hãy phát biểu điều kiện cần, điều kiện đủ và điều kiện cần và đủ.
Bài giải:
1) Điều kiện cần: Δ =b2- 4ac ≥ 0 là điều kiện cần để phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có nghiệm.
2) Điều kiện đủ: Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có nghiệm là điều kiện đủ để Δ = b2 - 4ac ≥ 0.
3) Điều kiện cần và đủ:
Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có nghiệm là điều kiện cần và đủ để
Δ = b 2 - 4ac ≥ 0.
Bài trước: Dạng 1: Xác định tính đúng sai của mệnh đề - Chuyên đề Toán 10 Bài tiếp: Dạng 3: Phủ định mệnh đề - Chuyên đề Toán 10