Ý nghĩa của văn chương (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
* Bố cục của bài gồm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu … muôn loài): nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Đoạn 2 (tiếp … sáng tạo ra sự sống): nhiệm vụ của văn chương.
- Đoạn 3 (còn lại): công dụng của văn chương.
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo nhà văn Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật và muôn loài.
Câu 2 (trang 62):
* Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Giải thích và tìm dẫn chứng như sau:
- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Cuộc sống vốn nhiều màu sắc và văn chương chính là hình ảnh phản chiếu của màu sắc ấy.
- “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: Văn chương dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.
Câu 3 (trang 62):
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là:
- Gợi tình cảm và lòng vị tha.
- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Làm hay, làm đẹp những điều bình dị trong cuộc sống.
Câu 4 (trang 62):
a. Văn bản thuộc loại văn nghị luận nghị luận văn chương. Bởi vì, nội dung nghị luận thuộc vấn đề văn chương.
b. Nét đặc sắc trong văn nghị luận của tác giả Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.
Dẫn chứng: đoạn mở đầu văn bản, đoạn nói về mãnh lực văn chương.
Luyện tập
Hoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Giải thích và đưa ra những dẫn chứng chứng minh cho luận điểm trên cụ thể như sau:
- “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem đến tâm hồn ta những cảm xúc, những tình cảm mới mà ta chưa hề biết. Ví như “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” (Sóng – Xuân Quỳnh), cái cảm xúc nhớ ai đó đến thao thức, đến sâu đậm như vậy đâu hẳn ai cũng từng trải.
- “luyện những tình cảm ta sẵn có”: làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên mãnh liệt, sâu sắc hơn. Đọc Cổng trường mở ra của Lí Lan, ta như nhớ lại cảm xúc khi bỡ ngỡ bước vào cánh cổng trường mới, xa lìa vòng tay quen thuộc.
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh (trang 58 SGK ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)