Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Đặc điểm của văn bản biểu cảm (trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đặc điểm của văn bản biểu cảm (trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

1. Đọc bài văn Tấm gương (trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

a. Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm đó là: ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn và phê phán thói nịnh hót, dối trá, hớt lẻo, độc ác.

b. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã: lấy sự vật có đặc tính tương đồng làm ví dụ đó chính là tấm gương.

c. - Bố cục bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài (Từ đầu … mẹ cha sinh ra nó): Phẩm chất của tấm gương.

+ Thân bài (tiếp … đến không hổ thẹn): Những đức tính của tấm gương.

+ Kết bài (còn lại): Khẳng định lại chủ đề.

- Mở bài và Kết bài khá giống nhau về ý.

- Thân bài làm nổi bật chủ đề tấm gương của bài văn. Cụ thể:

+ Gương luôn trung thực không nhìn đen nói trắng như những kẻ xu nịnh.

+ Không một ai mà không soi gương.

+ Hạnh phúc nhất là có tâm hồn đẹp để soi vào gương lương tâm mà không cảm thấy hổ thẹn.

d. Tình cảm và sự đánh giá của nhà văn rất rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu thuyết phục và hấp dẫn, tạo nên giá trị cho bài văn.

2. Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi:

- Đoạn văn biểu hiện những nỗi niềm đau khổ của đứa con khi mẹ đi xa, phải sống với người khác, bị hắt hủi, ngược đãi, mong muốn mẹ về để được giải thoát.

- Tình cảm đó được biểu hiện một cách trực tiếp.

- Em dựa vào các dấu hiệu là: tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng than thở của người con để đưa ra nhận xét đó.

Luyện tập

I. Đọc bài Hoa học trò (tr. 87 SGK Ngữ văn 7 tập 1) và trả lời câu hỏi

a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa-học-trò?

b. Hãy tìm mạch ý của bài văn.

c. Bài văn được biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

Trả lời:

a. Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ khi phải xa trường trong ngày nghỉ hè. Phượng chứng kiến mọi hoạt động của học sinh từ học rồi vui chơi, mọi việc dưới bóng cây trong sân trường. Miêu tả hoa phượng cũng là hoài niệm về thời gian nô đùa dưới mái trường.

Tác giả gọi hoa phượng là hoa-học-trò bởi nó gắn bó, thân thiết với mọi nỗi vui, buồn của người học trò.

b. Mạch ý của bài văn:

- Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.

- Đoạn 2: Phượng một mình thức đợi khi học trò đã về xa.

- Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.

⇒ Xuyên suốt cả bài văn đó là nỗi niềm hoa phượng.

c. Bài văn dùng hình thức biểu cảm cả trực tiếp và gián tiếp.

- Trực tiếp: ngôn ngữ, câu văn trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: "Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…" "Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao".

- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.