Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Bánh trôi nước (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bánh trôi nước (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Trả lời:

- Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật): 4 câu, mỗi câu 7 chứ, ngắt nhịp 4/3 truyền thống. Hiệp vần ở cuối câu 1-2 và 4.

Câu 2 (trang 95):

a. Nghĩa thứ nhất: bánh trôi nước được miêu tả chân thật với hình dạng viên tròn, màu trắng. Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì bị nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). Mới thả bánh vào thì bánh chìm trong nước, khi được luộc chín thì nổi lên trên mặt nước.

b. Nghĩa thứ hai ngầm tả người phụ nữ có thân hình trắng trẻo, xinh đẹp, khỏe mạnh - một vẻ đẹp hoàn hảo. Thân phận thì bấp bênh, trôi nổi “bảy nổi ba chìm” nhưng vẫn một lòng chung thủy, sắt son.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nghĩa thứ hai là nghĩa quyết định giá trị bài thơ, giá trị hiện thực, giá trị than thân, trách phận.

Luyện tập

Câu 1 (trang 96):

Những câu hát than thân đã học ở Bài 4 (cả phần Đọc thêm) là:

- Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Mối liên quan cảm xúc các câu hát than thân với bài thơ Bánh trôi nước đó là: cùng than, cùng thương về số phận bấp bênh chìm nổi, bất hạnh, số phận bị phụ thuộc vào người khác của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa.