Quan hệ từ (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xác định quan hệ từ trong các ý trên là:
a. của
b. như
c. Bởi … và … nên
d. nhưng
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.
Trả lời:
Câu | Liên kết các câu hoặc từ ngữ | Ý nghĩa quan hệ |
a | đồ chơi – chúng tôi | Quan hệ sở hữu |
b | người – hoa | Quan hệ so sánh |
c | ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực – chóng lớn | Quan hệ nguyên nhân – kết quả |
ăn uống điều độ - làm việc có chừng mực | Quan hệ liên hợp | |
d | Mẹ thường … và hôm nay … | Quan hệ đối nghịch |
Sử dụng quan hệ từ
Câu 1 (trang 97): Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
a) Khuôn mặt của cô gái
b) Lòng tin của nhân dân
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua
d) Nó đến trường bằng xe đạp
e) Giỏi về toán
g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
h) Làm việc ở nhà
i) Quyển sách đặt ở trên bàn.
Trả lời:
- Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (a), (c), (e), (i).
- Còn lại các trường hợp (b), (d), (g), (h) đều buộc phải có quan hệ từ. Bởi nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
Câu 2 + 3 (trang 97):
Các quan hệ từ cùng cặp và đặt câu:
Các cặp quan hệ từ | Đặt câu |
Nếu... thì... | Nếu tập trung luyện tập tốt thì sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi. |
Vì... nên... | Vì trời mưa nên em đường rất trơn. |
Tuy... nhưng... | Tuy cuộc sống rất vất vả nhưng An vẫn luôn học rất giỏi. |
Hễ... thì... | Hễ trời mua to quá thì chúng tôi sẽ ở lại đây. |
Sở dĩ... vì... | Sở dĩ anh ấy tiêu nhiều tiền vì anh ấy muốn mua tặng chị một món quà bất ngờ. |
Luyện tập
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là: của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
Câu 2 (trang 98): Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn đã cho như sau:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi bằng cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
Câu 3 (trang 98):
- Các câu sai về việc sử dụng quan hệ từ là: (a), (c), (e), (h).
- Riêng câu (k) và (l), không sai nhưng câu (l) nên bỏ từ cho để tránh nặng nề.
Câu 4 (trang 99): Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.
Tham khảo bài văn Viết về người bạn thân
Em có một người bạn thân tên là Hoàn. Tuy em và bạn ấy không học cùng lớp nhưng chúng em vẫn chơi rất thân với nhau. Nhà em và bạn ấy gần nhau, vì thế chúng em hay sang nhà nhau chơi. Hoàn là một bạn nữ xinh xắn, dễ thương, đặc biệt bạn học rất giỏi. Vì tính nết vui vẻ, hòa đồng nên em rất yêu quý bạn ấy.
Câu 5 (trang 99): Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ "nhưng" sau đây:
- Nó gầy nhưng khỏe
- Nó khỏe nhưng gầy
Trả lời:
Hai câu trên có nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ nhưng đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu:
- Câu (1) tỏ ý khen ngợi
- Câu (2) tỏ ý chê.
Bài trước: Bánh trôi nước (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Luyên tập cách làm văn biểu cảm (trang 99 SGK Ngữ văn 7 tập 1)