Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Qua tiêu đề bài thơ ta thấy tác giả viết bài thơ một cách “ngẫu nhiên” (không có ý định làm thơ), nhưng khi vừa đặt chân đến quê thì tình cảm quê hương trào dâng. Khác với hoàn cảnh xa quê trong Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch.

Câu 2 (trang 127):

Hai câu đầu sử dụng phép tiểu đối (đối trong cùng một câu) rất chính xác: thiếu-lão (trẻ-già), tiểu-đại (nhỏ-lớn), li-hồi (đi xa-trở về), hương âm-mấn mao (giọng quê-tóc mai), vô cải-tồi (không đổi-rụng).

Phép đối thể hiện sự khác biệt rất lớn đó là: khi trẻ đến lúc già cuộc đời mỗi con người có rất nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên tấm lòng thì vẫn y nguyên - luôn hướng về quê hương.

Câu 3 (trang 127): Phương thức biểu đạt ở hai câu cụ thể như sau:

Phương thức biểu đạtTự sựMiêu tả Biểu cảmBiểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả
Câu 1xxx
Câu 2xxx

Câu 4 (trang 127):

Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới khác nhau về giọng điệu như sau:

- Hai câu đầu là cảm xúc nhắc lại sự thay đổi, có chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê trở về.

- Hai câu dưới lại mang giọng điệu hóm hỉnh, bi hài. Từ khi xa quê đến khi trở về thì không còn ai nhận ra mình.

Đứa trẻ xuất hiện là một thế hệ mới, có ý khắc sâu tuổi già của người trở về quê, càng thể hiện sự bơ vơ, lạc lõng cho vị "khách". Câu hỏi khiến cho nhà thờ vừa vui nhưng cũng vừa buồn.

Luyện tập

So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San như sau:

- Giống nhau: đều dịch theo thể lục bát và sát với bản dịch nghĩa.

- Khác nhau: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiêu biểu (trẻ cười), còn bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mềm mại cảm giác khá hụt hẫng.