Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh (trang 58 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh (trang 58 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Đề 1: Ít lâu nay, trong lớp có một số bạn lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ, ta không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích!

Mở bài: Giới thiệu tình hình của lớp. Sau đó đưa ra luận điểm chính: “Nếu khi trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Thân bài:

- Nêu tầm quan trọng của việc học.

- Nếu khi trẻ ta chịu khó học tập thì sẽ mang lại những ích lợi gì cho cuộc sống, cho xã hội không?

- Ngược lại thì sao?

- Đưa ra các dẫn chứng cụ thể (có thể phân tích dẫn chứng rõ hơn): các bậc hiền tài nổi tiếng, các danh nhân, người thành công trong cuộc sống, …

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Đưa ra lời khuyên.

Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

I. Dàn ý

Mở bài: Nêu lên vai trò quan trọng của rừng và trách nhiệm con người.

Thân bài:

- Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay và trên thế giới.

- Rừng có các lợi ích quan trọng như: điều hòa không khí, môi trường sống cho động vật, ngăn sạt lở vùng cao, cung cấp gỗ, tài nguyên khác, … Đó chính là lí do để chúng ta hành động “Hãy bảo vệ rừng”.

- Đưa ra những phương pháp thực hiện để bảo vệ rừng.

Kết bài: Khẳng định bảo vệ rừng là việc quan trọng và cấp bách. Kêu gọi sự chung tay của tất cả mọi người.

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và vấn đề cần chứng minh: Sự tác động của môi trường vào sự hình thành nhân cách con người.

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

- Tính đúng đắn của câu tục ngữ được biểu hiện trong thực tế: từ xưa đến nay ví dụ trong truyện “Mẹ hiền dạy con”, câu chuyện về cặp song sinh nhưng sống trong hai môi trường khác nhau, khi lớn lên cuộc đời cũng khác nhau hoàn toàn, …

- Tính giáo huấn: khuyên người ta nên biết chọn bạn mà chơi và chọn môi trường sống tốt.

- Khía cạnh khác: tính đúng của câu tục ngữ không phải tuyệt đối, nó chỉ đúng với những người có ý thức học hỏi.

Kết bài: Có thái độ đúng với ý nghĩa của câu. Nên áp dụng vào ngữ cảnh phù hợp.

Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

I. Dàn ý

Mở bài: Đưa ra luận điểm: đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Thân bài:

- Nêu hiểu biết của em về Môi trường là gì? (không gian bao gồm đất, nước, không khí, động thực vật). Nó quan trọng với đời sống con người chúng ta như thế nào? Nêu dẫn chứng cụ thể?

- Hiện nay, con người đã có tác động thế nào tới thiên nhiên, tới môi trường sống? (đáng báo động: phá rừng, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nguồn không khí, đất đai và biển cả…)

- Có phải chúng ta cần hành động quyết liệt hơn? Và hành động như thế nào?

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Khẳng định đúng cần được ủng hộ.

Đề 5: Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch.

I. Dàn ý

Mở bài: Bác Hồ – vị Cha già kính yêu của dân tộc – người con đất Việt địa vị cao mà lối sống thanh bạch, giản dị.

Thân bài:

- Lối sống giản dị, thanh bạch là gì?

- Nói về Bác Hồ: Bac Hồ là vị lãnh tụ cao quý của dân tộc. Bác luôn mang trong mình những phẩm chất cao quý, giữ lối sống giản dị mà nhiều người ngưỡng mộ.

- Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng: cách ăn, mặc, ở, hành động, … (tham khảo trong bài viết của Phạm Văn Đồng).

Kết bài: Tổng kết lại những phẩm chất đáng quý ở Bác, chúng ta nên noi theo những đức tính giản dị đó. Tình cảm của em với Bác như thế nào?