Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (107 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (107 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi

a. Người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới hay bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể tới cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết.

b. Mục đích các văn bản:

- Văn bản 1: thông báo, nhằm phổ biến nội dung

- Văn bản 2: đề nghi, đề xuất một nguyện vọng.

- Văn bản 3: báo cáo nhằm tổng kết những gì đã thực hiện được cho cấp trên biết.

c.

- So sánh ba văn bản:

+ Điểm giống nhau: được trình bày theo mẫu quy định, có một số mục tương tự nhau.

+ Điểm khác nhau: mục đích và nội dung hoàn toàn khác nhau.

- So với văn bản truyện, thơ thì ba văn bản này có hình thức trình bày theo mẫu (có thể gọi là cứng nhắc), thông tin phải chính xác, ngôn ngữ theo phong cách hành chính – công vụ.

d. Những văn bản viết theo mẫu tương tự như: hợp đồng, biên bản, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, thăm hỏi…

3. Đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, hình thức trình bày,... :

- Văn bản hành chính cần đảm bảo:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ

+ Địa điểm ngày tháng làm văn bản

+ Họ tên chức vụ, cơ quan, tập thể

+ Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo

+ Chữ kí

Luyện tập

Các tình huống cần phải viết văn bản hành chính đó là:

(1): Văn bản thông báo

(2): Văn bảnbáo cáo

(4): Văn bản đơn

(5): Văn bảnđề nghị

- (3) và (6) không dùng văn bản hành chính mà dùng phương thức biểu cảm và phương thức kể chuyện, tả để tái hiện buổi tham quan.