Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (trang 133 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (trang 133 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ có bố cục như sau:

+ Phần 1 (khổ 1): cảnh nhà bị gió thu phá.

+ Phần 2 (khổ 2): cảnh lũ trẻ cướp tranh.

+ Phần 3 (khổ 3): nỗi khổ gia đình trong đêm.

+ Phần 4 (khổ 4): ước vọng của nhà thơ.

- Khổ 1,2,4 có 5 câu; khổ 3 có 8 câu.

- Phần 1,2 có yếu tố tự sự, kể tóm tắt kết hợp miêu tả. Phần 3 số câu dài hơn thể hiện nỗi khổ vô hạn, kéo dài. Phần 4 biểu cảm trực tiếp tâm tư, khát vọng, cảm xúc dồn nén của tác giả nên số chữ trong câu dài hơn các phần khác.

Câu 2 (trang 134):

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ảnh 1

Câu 3 (trang 134):

Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong bài đó là:

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì bay lên cây, cái bay xuống mương tơi tả -> thiên nhiên không thương xót cảnh nghèo khổ.

- Nỗi khổ tâm, bất lực khi trong thời loạn lạc, ngay cả trẻ con cũng thay đổi tính nết.

- Nỗi khổ khi nằm trong mưa lạnh, nhà thì tốc mái, chăn màn ướt sũng,... trên hết là nỗi lo cho cảnh khổ đau của dân chúng thời loạn lạc.

Câu 4 (trang 134):

* Nếu không có năm câu thơ cuối thì bài thơ sẽ chỉ có giá trị hiện thực mà mất đi giá trị nhân đạo cao cả.

* Tình cảm cao quý của tác giả được thể hiện qua phần cuối của bài là:

- Lòng nhân ái: Tác giả có ước mơ nhà rộng để che chở khắp thiên hạ.

- Lòng vị tha: không màng cái khổ của bản thân “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

Luyện tập

Câu 1 (trang 134): Các em cố gắng đọc thật diễn cảm bài thơ.

Câu 2 (trang 134): Ý chính của đoạn văn:

Đỗ Phủ không chỉ ca thán nỗi khổ của bản thân mà qua đó còn nói lên nỗi thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”. Tác giả luôn mang trong mình nỗi lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả. Bởi thế mà tên tuổi của ông luôn sống mãi trong lòng mọi người dân.