Điệp ngữ (trang 152 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
* Những từ ngữ được lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa là:
- Khổ thơ đầu lặp lại từ “Nghe”
- Khổ thơ cuối lặp lại từ “vì”
Câu 2 (trang 152):
Việc lặp lại từ ngữ như vậy có tác dụng:
- Từ “nghe” nhấn mạnh ý, cảm giác, tâm tư của người lính trẻ.
- Từ “vì” nhấn mạnh nguyên nhân, động lực chiến đấu. Câu thơ thêm mạnh mẽ nhịp nhàng
Các dạng điệp ngữ
* Điệp ngữ trong khổ đầu bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng.
a. Điệp ngữ nối tiếp trong đoạn thơ
b. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Luyện tập
Câu 1 (trang 153):
Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích và ý nghĩa của việc sử dụng điệp ngữ đó của tác giả:
a. Điệp ngữ một dân tộc đã gan góc … dân tộc đó… → Tác giả muốn nhấn mạnh quyền tự do, quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
b. Điệp ngữ đi cấy, trông → nhấn mạnh công việc làm và nỗi lo toan, nỗi vất vả của người nông dân.
Câu 2 (trang 153):
Những điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn của nhà văn Khánh Hoài là:
- xa nhau – điệp ngữ cách quãng.
- một giấc mơ – điệp ngữ chuyển tiếp.
Câu 3 (trang 153):
a. Theo em việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm. Mà gây ra lỗi lặp từ, khiến câu văn rườm rà.
b. Chữa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc, thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, rồi cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị.
Câu 4 (trang 153):
Đoạn văn tham khảo có sử dụng điệp ngữ như sau:
Hà Nội vào hè, nắng vàng ươm trên từng góc phố. Nắng nhảy nhót, nắng rung rinh, nắng chan hòa, không ngần ngại du dương theo từng làn gió. Người đi bộ hè phố, kẻ chạy xe ngang dọc, không khỏi vội vàng, như sợ ánh nắng ấy đuổi bắt, sợ làn gió vờn quanh mình một đợt sóng nhẹ mang theo hơi thở của nắng. Ngày hè phố Hà Nội như thế.
Bài trước: Tiếng gà trưa (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (trang 154 SGK Ngữ văn 7 tập 1)