Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (trang 154 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đề bài 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mở bài:
Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya về hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa chung của bài thơ.
Thân bài:
* Bức tranh thiên nhiên hiện lên:
Tuyệt đẹp, nên thơ, trữ tình:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa: Tiếng suối trong trẻo, so sánh với tiếng hát tạo nên sự gần gũi, thân thương
- Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa: Là sự gắn kết của thiên nhiên. Không cần một sợi dây nối nào, chúng tự lồng ghép, đan xen, hòa quyện vào nhau. Ánh trăng, cây cối, hoa cỏ quấn quýt, lung linh, huyền ảo và nhiều màu sắc.
* Tâm trạng nhà thơ:
Tâm hồn rung động trước thiên nhiên, nổi bật là “nỗi lo”, là tâm tư “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
* Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ lục bát, sử dụng phép điệp từ “lồng”, “chưa ngủ”.
Kết bài:
Chúng ta càng yêu thiên nhiên, thêm cảm phục, yêu quý tâm hồn và tấm lòng của Bác.
Đề bài 2: Bài Rằm tháng giêng
Mở bài:
Giới thiệu chung về bài thời, nội dung và ý nghĩa của bài.
Thân bài:
* Cảnh thiên nhiên:
Cảnh bát ngát, mênh mông và thật nên thơ.
- Hình ảnh trăng “lồng lộng”, lung linh.
- Mây trời hòa quyện vào nhau. Sông, nước, trời, thiên nhiên kết hợp một sắc “xuân”, lại cả ánh trăng nữa, khung cảnh hiện lên đẹp nên thơ và huyền ảo.
- Từ “xuân” được lặp lại ba lần làm nổi bật sức sống mãnh liệt của đất trời.
* Con người và việc quân:
- Trong không gian đẹp ấy, con người hiện lên với việc dân việc nước. Bác và các chiến sĩ có tấm lòng yêu nước, phải bàn bạc việc quân trong đêm để tránh sự theo dõi của kẻ địch.
- Kết thúc bài thơ lại là hình ảnh thiên nhiên tuyệt vời, ánh trăng “ngân đầy thuyền”. Hình ảnh rất đẹp, thơ mộng làm ta thêm khâm phục tâm hồn tinh tế, tình yêu thiên nhiên của Bác.
Kết bài:
Tổng kết lại bài thơ về 2 nội dung chính: thiên nhiên và con người.
Bài trước: Điệp ngữ (trang 152 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Làm thơ lục bát (trang 155 SGK Ngữ văn 7 tập 1)