Văn bản đề nghị (trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
1. Đọc các văn bản (trang 124-125 SGK Ngữ văn 7 tập 2): Các em chú ý đọc kỹ nhiều lần.
2. Trả lời câu hỏi
a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích đề đạt một yêu cầu, nguyện vọng chính đáng nào đó lên cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
b. Khi viết giấy đề nghị cần chú ý về nội dung và hình thức trình bày cụ thể như sau:
- Về nội dung phải ghi rõ: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?
- Về hình thức: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa. Lời lẽ rõ ràng theo khuôn mẫu định sẵn.
c. Một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị như: Đề nghị chấm lại bài kiểm tra học kì một môn Toán, Đề nghị mượn phòng học để học nhóm cuối giờ; Đề nghị nhà trường sửa lại những thiết bị hỏng của phòng học; …
3. Những tình huống cần viết giấy đề nghị: (a), (c)
Cách làm văn bản đề nghị
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
a. - Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự: Quốc hiệu tiêu ngữ; thời gian, địa điểm; nhan đề đơn; người nhận đơn; nội dung đơn; Chữ ký.
- Những điểm giống và khác nhau ở hai văn bản trên là:
+ Điểm giống nhau: thứ tự các mục giống nhau.
+ Điểm khác: nội dung cụ thể.
Phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị có nội dung và mục đích đề nghị.
b. Cách làm một văn bản đề nghị là cần phải trình bày theo khuôn mẫu các mục theo hình thức trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa.
- Quốc hiệu tiêu ngữ.
- Thời gian, địa điểm viết đơn.
- Tên đơn.
- Nơi nhận.
- Người đề nghị.
- Nội dung: sự việc, lí do, ý kiến.
- Chữ kí và họ tên người đề nghị.
2. Dàn mục một văn bản đề nghị
3. Lưu ý
Luyện tập
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
So sánh với cách làm đơn ở lớp 6, lí do viết đơn và lí do viết đề nghị có điểm giống và khác nhau như sau:
- Giống nhau: đều thể hiện yêu cầu và nguyện vọng chính đáng.
- Khác nhau:
+ Đơn thể hiện nguyện vọng cá nhân
+ Đề nghị thì có thể là nguyện vọng của cá nhân hoặc tập thể.
Bài trước: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)