Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Ôn tập phần Tập làm văn (trang 139 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Ôn tập phần Tập làm văn (trang 139 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đề 1: Bạn em không chỉ ham thích các trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận. Vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.

* Lợi - hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... một cách quá mức:

- Lợi: tác dụng giải trí.

- Hại:

+ Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.

+ Tác hại đối với sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh và liên tục.

+ Trò chơi điện tử đôi khi gây "nghiện", gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại: bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, ...

* Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:

- Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời đầy nắng và gió, ... Những hàng cây xanh ngày ngày mang lại nguồn ô-xi vô tận cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..

- Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.

- Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.

* Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.

Đề 2:

* Giải thích các từ Hán Việt:

- Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

- canh: làm canh tác

- trì: ao

- viên: vườn

- điền: ruộng

* Nghĩa của câu tục ngữ:

- Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông: Làm ao, tức là nuôi tôm, cá sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa và hoa màu).

- Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên nuôi cá, tiếp theo là làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.

Đề 3:

- Nhân vật Phan Bội Châu chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua "kín đáo, vô hình" là bởi, sự im lặng đó, nụ cười, thần thái đó biểu lộ sự khinh bỉ cực độ, cũng thể hiện bản lĩnh kiên cường, anh dũng của một nhà cách mạng.

- "cái im lặng dửng dưng" của Phan Bội Châu làm cho Va-ren sửng sốt cả người vì "Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu", họ không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng và đặc biệt không bao giờ đi chung trên một con đường.

Đề 4: Nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ. Cụ thể như sau:

- Nỗi oan hại chồng.

- Nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ:

+ Nỗi oan của Thị Kính luôn bị nhục mạ bằng lời của Sùng bà, toàn những lời chê bai cái nghèo, gia đình nông dân của Thị Kính: "nhà bà đây cao môn lệnh tộc", "giống phượng giống công"; chê cái loại "mèo mả gà đồng", "con nhà cua ốc", ...

+ Người cha Mãng ông bị dúi ngã bởi Sùng ông - một hành động đẩy nỗi đau lên cực điểm.

Đề 5:

a. Các trạng ngữ trong đoạn văn: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Công dụng của trạng ngữ: xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc, làm nội dung câu được đầy đủ.

b. Một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ: một lòng / nồng nàn yêu nước. Cụm C-V làm vị ngữ của câu.

c. Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ: nồng nàn yêu nước. Câu nếu không đảo sẽ là: yêu nước nồng nàn.

Tác dụng của phép đảo nhằm nhấn mạnh hơn mức độ "nồng nàn" của tình yêu nước.

d. Trong câu cuối, tác giả đã dùng hình ảnh làn sóng mạnh để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước. Việc sử dụng hình ảnh giúp sự liên tưởng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn, sức mạnh như có hình dạng rõ ràng.

e. Trong câu cuối đoạn có một loạt động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm. Các động từ được sử dụng rất thích hợp. Động từ "kết thành" thể hiện sự đoàn kết, sự liên kết chặt chẽ; "lướt qua" thể hiện sự nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua nguy hiểm, khó khăn; "nhấn chìm" là động từ dành cho những kẻ thù cướp nước, bán nước, chúng đáng bị đánh bại mạnh mẽ như vậy.

Đề 6:

a. - Câu mở đoạn: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

- Câu kết đoạn: "Những cử chỉ đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước"

b. Tác dụng của biện pháp liệt kê với việc chứng minh luận điểm cơ bản: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những hành động, những khía cạnh cho luận điểm chính.

c. Giữa hai vế được liên kết theo mô hình "Từ... đến... " có mối liên hệ với nhau. Các đối tượng trong đó đều là những công dân, người con của đất mẹ Việt Nam, có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ cho đất nước.

d. Đoạn văn tham khảo có sử dụng ba lần mô hình "từ... đến... ":

Từ xưa đến nay, hiếu học vẫn luôn là một truyền thống được lưu giữ và phát huy. Từ những cụ già tóc bạc đến những cháu nhi đồng, từ người trí thức đến người nông dân, từ những anh lính sa trường đến những cô gái dệt tơ kén sợi, ai ai cũng nhận thức được sự quan trọng của việc học. Học là việc cả đời, học để hiểu biết, học để xây dựng đất nước.

Đề 7:

a. - Câu văn nêu luận điểm: "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".

- Câu văn làm nhiệm vụ giải thích luận điểm là các câu còn lại của đoạn văn đó.

b. Tác giả đã giải thích vè cái hay, cái đẹp của tiếng Việt: hài hòa về âm hưởng, thanh điệu, cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu; có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng người Việt, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa qua lịch sử.

Hai phần này có liên quan đến nhau, cái đẹp cũng đồng hành cùng cái hay.

Đề 8:

a. Chọn ý thứ 3.

b. Chọn ý thứ 2.

c. Chọn ý thứ 3.