Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (trang 124 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), thì hai câu đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình. Cái nhìn của tác giả về cảnh vật cũng đã nhuốm màu tâm trạng rồi - trong cảnh tả tình. Hai câu sau tả tình nhưng cũng không thuần túy tả tình, mà còn miêu tả cả ánh trăng và mặt đất.
Như vậy tình và cảnh gắn bó. Tả cảnh có ngụ tình, tả tình hàm chứa tả cảnh.
Câu 2 (trang 124):
a. Tác giả đã sử dụng phép đối ở hai câu cuối:
Cử đầu / vọng / minh nguyệt
Đê đầu / tư / cố hương
(Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng
Cúi đầu / nhớ / cố hương)
Phép đối được sử dụng là phép đối về mặt cấu trúc ngữ pháp và về mặt từ loại: cử-đê (động từ), vọng-tư (động từ), minh nguyệt-cố hương (danh từ).
b. Khi sử dụng phép đối đó tác giả vừa diễn tả cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng nhớ quê hương của mình.
Câu 3 (trang 124):
Các động từ "nghi, cử, đê, tư" trong bài thơ có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch. Chúng diễn tả hành động và cả nỗi nhớ của nhà thơ đối với quê hương. Hành động cúi đầu như kìm nén cảm xúc đang trào dâng trong lòng tác giả.
Luyện tập
- Hai câu thơ dịch ngắn gọn tuy khái quát được nội dung toàn bài nhưng không truyền tải được hết tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả và không thấy được nét đặc sắc nghệ thuật ở trong 2 câu thơ này.
- Thử dịch theo nguyên thể:
Ánh trăng rọi đầu giường
Ngờ sương phủ nền đất
Ngẩng đầu trông trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê hương.
Bài trước: Cách lập ý của bài văn biểu cảm (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài tiếp: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)