Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Bạn đến chơi nhà (trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bạn đến chơi nhà (trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

* Bố cục bài thơ gồm 3 đoạn:

- Câu đầu: cảm xúc khi bạn đến

- 6 câu tiếp: hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

- Câu cuối: tình cảm thắm thiết với bạn

Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài thơi Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Trả lời:

- Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Xác định được thể thơ như vậy bởi vì: Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần cuối các câu 1-2-4-6-8, phép đối giữa câu 3-4,5-6.

Câu 2 (trang 105):

Trả lời:

a. Theo nội dung câu thơ đầu tiên, lẽ ra tác giả nên tiếp đãi bạn thật chu đáo, tử tế.

b. Sáu câu tiếp theo cho thấy hoàn cảnh “có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì”. Vật chất không có, chỉ có cái tình cái nghĩa to lớn để tiếp bạn. Tình huống vừa đùa vui vừa tôn được cái quan trọng nhất – tình nghĩa.

c. Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới là vui.

d. Qua cách ứng xử của nhà thơ cho thấy:Tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm, đặc biệt là rất coi trọng cái tình, cái nghĩa.

Luyện tập

Câu 1 (trang 106): a. Ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà có gì khác ngôn ngữ đoạn Sau phút chia li đã học?

b. So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà với Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

a. Ngôn ngữ của bài Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường mộc mạc, đùa vui hóm hỉnh và mang đậm tính thuần Việt hơn so với ngôn ngữ buồn rầu, ước lệ, tính Hán Việt của bài Sau phút chia ly.

b. “ta với ta” trong Bạn đến chơi nhà chỉ 2 người (tác giả và người bạn) thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, hai người bạn hữu. Còn “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang chỉ một mình tác giả giữa khung cảnh rộng lớn, tăng lên nỗi buồn và cô đơn.